Rằm tháng Giêng nên và không nên cúng những gì, những thứ không nên đặt trên mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng có thể bạn chưa biết.
Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên của năm mới, do đó rất được người Việt coi trọng.
Vào ngày này, nhà nhà thường chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên và thần linh để cầu năm mới an lành, may mắn, mưa thuận gió hòa.
Lễ cúng rằm tháng Giêng tùy theo từng vùng miền, từng địa phương, nhưng thường có hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu trắng.
Với mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng thường chia ra cỗ mặn và cỗ chay.
Các món trên mâm cúng không bắt buộc theo khuôn mẫu, quy tắc nào, song mâm cỗ mặn thường có các món như thịt gà, xôi/bánh chưng, giò lụa, canh miến,...
Mâm cỗ không cần quá thịnh soạn, nên làm phù hợp với điều kiện gia đình. Tuy nhiên có 4 thứ không nên đặt trên mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mà bạn cần biết.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng dù ít dù nhiều cũng không nên cúng hoa giả, trái cây giả để dâng cúng gia tiên, thần linh.
Nên sắm hoa tươi, quả tươi, màu sắc tươi tắn, hương thơm dễ chịu.
Khi cúng rằm tháng Giêng nhiều người dâng cả tiền âm phủ, tiền dương.
Lưu ý với tiền dương không nên đặt tiền giả. Tiền đặt lên ban thờ không quan trọng nhiều hay ít, chủ yếu là lòng thành của gia chủ.
Rằm tháng Giêng không nên cúng thủ lợn do người xưa quan niệm rằng, cúng thủ lợn rằm tháng Giêng có thể ảnh hưởng vận phúc của cả nhà trong năm mới.
Gia chủ có thể cúng các món truyền thống như gà, xôi, nem, canh măng,...
Với mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng, lưu ý không nên cúng những món chay giả mặn như thịt gà chay, thịt lợn chay, tôm chay, cá chay.
Khi cúng cỗ chay thì nên thuần chay, vì theo quan niệm, dâng đồ chay giả mặn là tâm vẫn còn vọng tục.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo