Từ bỏ công việc lương hơn 40 triệu trên thành phố để trở về quê chăm sóc bố chồng giờ như một đứa trẻ. Vừa dọn dẹp bố chồng đi vệ sinh không tự chủ, cho tới chăm sóc, cho ông ăn, 3 năm trời cô con dâu thảo vẫn chưa từng một câu ca thán.
Ngô Quế Anh vốn là người Nam Sung, Tứ Xuyên, Trung Quốc. 3 năm trước, cô làm việc tại Thâm Quyến, chuyên nghề chăm sóc trẻ sơ sinh và bà đẻ.
Do làm việc cẩn thận, chuyên nghiệp, lại là công việc khó không phải ai cũng làm được tốt, nên mức lương của Ngô Quế Anh rất cao. Mỗi tháng ít nhất 12 nghìn Nhân dân tệ (41 triệu).
Ngay trong khi sự nghiệp thăng tiến, đột nhiên cô nhận được tin dữ từ mẹ chồng: Bố chồng cô vốn mắc bệnh người già mất trí giờ thiếu tự chủ như đứa trẻ, mẹ chồng nhiều tuổi không tự chăm sóc nổi.
Không nói thêm một lời nào, cô quyết định tự về quê chăm sóc bố. Bản thân Ngô Quế Anh đã được đào tạo kỹ năng hộ lý chăm sóc trẻ em, phụ nữ sinh nở, người già, chăm sóc cha ốm, không ai phù hợp hơn cô.
Vì vậy, sau khi hoàn thành tất cả thủ tục, cô lập tức mang ba lô về quê, quay về Nghị Lũng, Lập Sơn, toàn tâm toàn ý chăm sóc bố chồng.
Nhiều người bạn khuyên cô đang đi làm lương cao như vậy, tự nhiên bỏ tất cả về quê quá đáng tiếc.
Nhưng Ngô Quế Anh cảm thấy: "Bố mẹ chồng đã già, đây là lúc cần con cái nhất, chúng ta làm con trai, con dâu không thể chỉ vì mải kiếm tiền mà bỏ mặc cha mẹ, đó là bổn phận của con cái."
Người phụ nữ 47 tuổi Ngô Quế Anh cũng có lúc lúng túng, như việc tắm cho cha: "Một đằng là bố chồng, mình là con dâu, sợ người khác chê cười, nhưng nếu nghĩ lại một chút, chỉ cần ai biết suy nghĩ một chút, sẽ không thấy có gì đáng cười hết. Tôi cũng không thể để mẹ chồng già như thế làm những việc như vậy".
Giờ đây bố chồng cô không khác gì một đứa trẻ nhỏ. Mỗi lần tắm cho cha, cô chỉ cần nghĩ mình đang tắm cho một đứa trẻ, dần dần sẽ thấy bớt ngượng ngùng.
Ngô Quế Anh thường cùng mẹ chồng tắm rửa, vệ sinh cho bố chồng. Vì giờ bố chồng cô không kiểm soát được khi làmvệ sinh, chỉ có thể dùng dây thừng buộc tay giữ lại.
Người dân trong làng thấy rằng, từ khi Ngô Quế Anh trở về, quần áo của bố chồng cô sạch sẽ, gọn gàng hơn hẳn.
Người dân cho biết: "Cô ấy chăm sóc cha mẹ chồng rất tốt, không thể chê trách điều gì. Nhiều khi quần bố chồng đầy phân, nước tiểu, cô ấy cũng đều tự tay dọn dẹp, giặt giũ. Phải nàng dâu nào khác gặp phải trường hợp bố chồng như vậy, mấy người làm được như vậy?"
Lúc đầu giặt quần bẩn của bố chồng, cô phải đeo khẩu trang và găng tay, sau cảm thấy phiền phức không cần phải đeo nữa.
Thông thường mỗi ngày cô phải thay quần áo cho cha 2-3 lần. Đầu tiên quần áo bẩn sẽ mang ra ao rửa sạch, sau đó mang về nhà giặt sạch, đun nước sôi tiệt trùng, rồi lại giặt sạch lại tất cả 4 bước.
Ngô Quế Anh cho biết: "Nếu bố chồng mặc bẩn, mọi người sẽ không đánh giá ông mặc bẩn vì đã biết ông bị bệnh, nhưng nhất định sẽ trách con trai và con dâu chăm sóc không tốt".
Nhiều khi, Ngô Quế Anh còn chưa kịp giặt xong đống quần áo bẩn mới thay ra của ông, thì bố chồng cô đang đi dạo trên con đường nhỏ trước cửa nhà đã lại đi vệ sinh không tự chủ, dây đầy ra chiếc quần mới.
Vậy là có khi chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ, bố chồng vì đi ngoài không tự chủ đã phải thay 3 lần quần.
"Mỗi ngày phải thay quần vài lần, con dâu mỗi lần thấy quần bẩn lại phải thay cho. Có lần cô ấy có việc đi ra ngoài, về phát hiện quần bố chồng làm bẩn đã ném vào bể nước, anh nói xem liệu có tức giận hay không?", mọi người chia sẻ. Thế nhưng không ai từng nghe thấy con dâu nặng lời với bố chồng một lần.
Bố chồng không ăn cháo hay mì, bữa nào cũng ăn cơm khô với rau, mỗi bữa ăn khoảng 3 món. Mỗi ngày Ngô Quế Anh chăm sóc bố chồng không khác gì 20 năm trước chăm sóc 2 con mình, đuổi theo cha đang chạy khắp sân để đút từng thìa cơm, do ông không chịu ngồi im.
Khi cô thấy tốc độ nhai của bố chồng chậm dần, đó là biểu hiện ông đã ăn nó. Phải chăm lo cẩn thận đến đâu Quế Anh mới có thể chú ý từng chi tiết nhỏ như vậy.
Mỗi ngày khoảng 7 giờ sáng, Ngô Quế Anh phải dậy nấu cơm. Đây là thói quen lâu ngày cô đã rèn được từ khi còn ở trên thành phố. Dù bố mấy giờ dậy, Ngô Quế Anh cũng cố gắng đút cho bố ăn.
Chính nhờ có cô chăm sóc cẩn thận, chăm lo cho cả gia đình, ngôi nhà lại ngăn nắp, mọi việc đâu vào đấy. Lặng lẽ chăm sóc bố mẹ chồng suốt hơn 3 năm qua mà ngay cả con gái ruột cũng không chăm sóc nổi, Ngô Quế Anh khiến người dân trong làng ai cũng nể phục, học tập.