1. Hàng xóm tâm cơ, nhiều mưu mô và hay tính toán
Hàng xóm mưu mô thường sống hai mặt, suy nghĩ một đằng nói một nẻo, trước mặt người ta thì nói những lời hay đẹp, nhưng sau lưng thì làm đủ điều xấu xa.
Kiểu người này rất giỏi ở chỗ là họ khiến đối phương cảm thấy dễ gần và tin tưởng. Nhưng đó chỉ là cách đối xử của họ với bạn khi giữa hai người không có mối quan hệ cạnh tranh về lợi ích mà thôi. Còn khi có xung đột, họ sẽ thừa toan tính để khiến bạn mãi bị đạp lại phía sau.
Nếu bạn qua lại với kiểu hàng xóm này chỉ mang lại rắc rối cho bạn và tự hủy hoại danh tiếng của chính mình mà thôi, tốt nhất không nên qua lại kẻo có ngày gặp họa.
2. Hàng xóm ích kỷ, chỉ lo cho lợi ích của bản thân
Người sống ích kỷ, chỉ lo cho lợi ích của bản thân thường có những biểu hiện sau
- Không có tinh thần tập thể
Sống ích kỷ là chỉ quan tâm, suy nghĩ đến bản thân, chỉ vì lợi của riêng mình mà không quan tâm đến những người xung quanh.
Người ích kỷ nhỏ nhen cũng chỉ biết nhận mà không biết cho, thậm chí còn luôn tính toán mọi cách để đạt được mục đích của mình, bất chấp việc chà đạp hay làm tổn hại đến người khác.
Trong lòng những người ích kỷ thì họ chỉ lo cho lợi ích của bản thân chứ không có tinh thần tập thể.
- Không coi ai ra gì, ngông cuồng tự đại
Trong lòng những người ích kỷ thì không có ai, chỉ có bản thân họ, vừa kiêu ngạo vừa ngông cuồng. Chúng ta vẫn thường nói: "Bán anh em xa, mua láng giếng gần'', cuộc sống hàng ngày bà con xóm giềng sẽ quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
Nhưng kiểu người sống ích kỷ, khi thấy người khác gặp khó khăn thì họ chỉ khoanh tay đứng nhìn.
Nếu chẳng may gặp những kiểu hàng xóm nói trên, đừng nên thân thiết nếu cần chỉ giữ mối quan hệ xã giao để tránh những tình huống không hay có thể xảy ra.
Tuệ NhiBạn đang xem bài viết Người ta vẫn thường nói: ‘Bán anh em xa, mua láng giềng gần’ thế nhưng có 2 kiểu hàng xóm tốt nhất nên tránh, đừng qua lại tại chuyên mục Quà tặng Cuộc sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].