Năm nay Khổng Tiên Tiên 28 tuổi, sống tại Thượng Đồn, Đường Hà, Hà Nam, Trung Quốc. Ở tuổi 28 đáng ra người ta đang ở thời điểm thanh xuân tươi đẹp.
Thế nhưng 4 năm trước, căn bệnh bất ngờ ập đến đã phá tan gia đình mới và cả khao khát có được cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc của cô gái trẻ.
Đi qua hơn 1400 đêm trong đau đớn, khổ sở. Điều khiến Tiên Tiên đau đớn cực độ là khi cô đau ốm chưa được bao lâu, chồng đã gửi trả cô về nhà bố mẹ đẻ rồi một đi không trở lại.
5 năm trước, qua sự giới thiệu của người thân, Khổng Tiên Tiên đã gặp gỡ người đàn ông họ Khúc ở làng bên. Cả hai đã chọn ngày lành tháng tốt nên vợ chồng.
Lúc ấy, nàng dâu trẻ cùng chồng đi làm công nhân ở Quảng Đông còn đang mơ tưởng về cuộc sống vợ chồng đẹp đẽ, hạnh phúc.
Không lâu sau đó, Khổng San San có mang, hai vợ chồng đều mong mỏi kết tinh của tình yêu vợ chồng. Nhưng San San mang bầu một thời gian thì thấy bụng không thoải mái, lập tức đi bệnh viện khám.
Kết quả đáng tiếc không thể giữ được đứa con. Mất đi đứa con, hai vợ chồng tuy đau lòng, nhưng cũng chỉ cho rằng đó là điều không may, ngoài ý muốn.
Thế nhưng đến năm 2014, trong lần mang thai tiếp theo cô lại gặp tình trạng tương tự. Khi mang thai được khoảng 5 tháng, đứa trẻ trong bụng lại bỏ cô mà đi. Điều này khiến gia đình không khỏi nghi ngờ, vội cho cô đi khám, cho thấy cô bị viêm thận
Sau khi chẩn đoán, hai vợ chồng bắt đầu điều trị ở Quảng Đông, tuy nhiên bệnh tình không thể kiểm soát nổi.
Năm 2015, bệnh tình của Khổng Tiên Tiên có dấu hiệu ác tình, xuất hiện tình trạng tăng đường huyết. Có lúc ở trên mức 20+, dẫn đến suy giảm chỉ số IQ, thính giác cũng ảnh hưởng rất nhiều, phải hoàn toàn phụ thuộc máy trợ thính.
Không lâu sau đó, người chồng đã gửi vợ trả lại nhà bố mẹ đẻ ở Hà Nam, một mình đi Quảng Đông. Ban đầu, chồng còn gửi tiền về cho vợ chữa bệnh, sau đó thì bặt vô âm tín. Gánh nặng chăm sóc Khổng Tiên Tiên đặt hết lên vai người cha già Khổng Kim Lệnh.
Họa vô đơn chi, lúc này, mẹ của Tiên Tiên cũng bị phát hiện mắc hội chứng tăng ure huyết.
Nhà ba người thì có 2 người bệnh nặng, khiến ông bố đã đi qua hơn nửa cuộc đời cảm thấy bất lực. Đáng buồn hơn nữa là vài năm trước, Khổng Kim Lệnh làm việc ở công trường đã bị ngã một lần, chấn thương đầu gối khiến ngay cả việc đi lại của ông cũng không dễ dàng.
Vợ và con thay phiên đi bệnh viện, áp lực kinh tế quá lớn khiến người cha già kiệt sức.
"Nhiều lúc tôi nghĩ mình chết đi là xong, giờ già rồi cuộc đời cũng chảng còn gì. Nhưng Tiên Tiên còn quá trẻ", nói đến con gái, người cha lại rơi nước mắt.
Để con gái có tiền chữa bệnh, Khổng Kim Lệnh đành bán căn nhà duy nhất của cả gia đình. Cũng may mắn là sau khi bán nhà cho người thân, vì ngôi nhà gần bệnh viện, người họ hàng vẫn để gia đình ông sống ở đây để tiện chăm sóc con gái.
Tiên Tiên thấy cha như vậy cũng vô cùng đau lòng. Mùa hè này, cô nói với cha buổi tối có thể tự đi bán ít đồ chơi nhỏ, đỡ thêm cho gia đình. Nhưng đi được vài ngày, cô lại không may bị ngã, gãy chân trái.
Giờ Tiên Tiên đi đâu, làm gì cũng chỉ có thể dựa vào cha. Có lẽ ngay cả lúc là một bé gái thơ dại, cũng chưa lúc nào cô phải dựa vào cha như lúc này. Cha sẽ rửa mặt, chải tóc giúp cô.
Cũng chỉ khi có cha ở bên, cô mới thấy đủ yên tâm, được chở che, an toàn.
Từ ngày cả vợ cũng bị bệnh, Khổng Kim Lệnh vô cùng bận rộn. Ngoài chăm sóc vợ và con gái ngày 3 bữa ăn, còn giúp họ giặt quần áo, đưa con gái vào viện chạy thận, giúp vợ 1 ngày truyền 4 lần.
Lúc nào còn thời gian rỗi, ông lại kéo chiếc xe ba bánh đi khắp phố phường để kiếm tiền duy trì cuộc sống.
Giờ đây, người cha già chỉ có một tâm nguyện duy nhất, con gái có thể tiến hành cấy ghép thận để tiếp tục sống, dù thế nào nó cũng còn quá trẻ.
Lạc MinhBạn đang xem bài viết Con gái mắc bệnh bị chồng trả về, người cha già yếu một tay nuôi vợ con bệnh tật tại chuyên mục Quà tặng Cuộc sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].