Liệu pháp miễn dịch và tế bào gốc trong phòng, chống điều trị ung thư và bệnh tiểu đường

Mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Hầu hết người bệnh đều phát hiện và điều trị muộn nên tỷ lệ sống thấp.

Xem thêm

Ngày 10/5, trong khuôn khổ Triển lãm chuyên ngành Y dược Việt Nam 2019, Ban tổ chức triển lãm phối hợp với Công ty CP Quốc tế Việt Nam Nhật Bản tổ chức Hội thảo Liệu pháp miễn dịch và tế bào gốc trong phòng, chống điều trị ung thư và bệnh tiểu đường - Các thành tựu trong y tế dự phòng Nhật Bản.

Thành tựu nổi bật của y tế dự phòng Nhật Bản

Ông Takaaki Matsuoka, Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene, Nhật Bản cho biết, tế bào gốc được đánh giá là một trong những thành tựu nổi bật nhất của y tế dự phòng Nhật Bản những năm gần đây trong lĩnh vực phòng chống ung thư và các bệnh tim mạch.

Tế bào gốc là liệu pháp giúp bổ sung các tế bào gốc khỏe mạnh, làm tăng số lượng các tế bào quan trọng bị giảm đi do quá trình lão hóa hoặc do bệnh tật.

Các tế bào gốc tách từ mẫu tế bào của bệnh nhân sẽ được lựa chọn, hoạt hóa và nuôi cấy tại phòng nuôi cấy tế bào để đạt số lượng tăng trưởng và trạng thái tốt nhất.

Sau đó, lượng tế bào gốc đã nuôi cấy được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân bằng phương pháp truyền vào tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào các khu vực cần điều trị.

Không chỉ là liệu pháp chống lão hóa tiên tiến, trị liệu tế bào gốc còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị các bệnh như các bệnh về thần kinh, viêm khớp gối, các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường và ung thư.

Các chuyên gia đang trả lời câu hỏi của người bệnh về liệu pháp miễn dịch và tế bào gốc trong phòng và điều trị bệnh ung thư

Mỗi năm 94.000 người tử vong vì ung thư

Tại hội thảo, PGS.TS Nghiêm Thị Minh Châu, Trưởng khoa Hóa trị Bệnh viện 103, Học viên Quân y cho biết, trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 126.00 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Và một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến số bệnh nhân mắc và tử vong vì ung thư là do người bệnh phát hiện và điều trị muộn.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 2018 số ca mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 165.000 ca. Ung thư đang là một trong những thách thức sức khoẻ cộng đồng quan trọng nhất của thế kỷ 21.

Trong số các loại ung thư, ung thư gan đang dẫn đầu các loại bệnh ung thư thường gặp ở nam giới, tiếp đến là ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng. Ở nữ giới ung thư thường gặp lần lượt là vú, dạ dày, phổi.

PGS.TS Nghiêm Thị Minh Châu thông tin thêm, phần lớn bệnh ung thư đều có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết người bệnh ung thư ở Việt Nam khám và điều trị ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống thấp.

Khoảng 40% trường hợp ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ bao gồm chế độ ăn uống, dinh dưỡng, hoạt động thể chất. Nhưng do môi trường sống ô nhiễm, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học… khiến cho tỷ lệ mắc ung thư ở ngày càng cao và đáng báo động.

Hiện có nhiều liệu pháp tiến bộ đang được các cơ sở y tế áp dụng trong điều trị ung thư, thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Các phương pháp điều trị ung thư gồm liệu pháp miễn dịch, hóa trị, xạ trị, nội tiết, điều trị đích, ứng dụng tế bào gốc… Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng nên hiện nay điều trị đa mô thức đang được nhiều cơ sở áp dụng.

Xem thêm

Linh Nhi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan