Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư có chữa được tất cả các loại bệnh ung thư?

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư của hai nhà khoa học vừa đoạt giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018 làm nhiều người thắc mắc về việc phương pháp này có tốt cho tất cả các loại ung thư?

Trao đổi với Gia Đình Mới ngày 8/10, TS.Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA, cho biết phương pháp điều trị tăng cường miễn dịch dựa trên con đường điều hòa PD-1 và CTLA-4 tấn công vào hai trong nhiều cơ chế trốn tránh miễn dịch mà tế bào ung thư sử dụng.

Do vậy, không phải ung thư loại nào cũng có thể đáp ứng tốt với phương pháp điều trị miễn dịch này.

  Không phải ung thư loại nào cũng có thể đáp ứng tốt với phương pháp điều trị miễn dịch. Ảnh minh hoạ

Không phải ung thư loại nào cũng có thể đáp ứng tốt với phương pháp điều trị miễn dịch. Ảnh minh hoạ

Dựa trên công trình khám phá các con đường điều hòa miễn dịch của 2 nhà khoa học, nhiều công ty dược đã đầu tư, phát triển, thử nghiệm và đưa ra thị trường các thuốc với thành phần chính là các kháng thể kháng đặc hiệu lên các protein đích CTLA-4, PD-1, PD-L1 để ức chế chúng.

Một số thuốc đã chứng minh được tính hiệu quả và an toàn nên đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép đưa ra thị trường sử dụng cho một số loại ung thư nhất định.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đang có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng khác đang được tiến hành trên nhiều loại ung thư bởi các loại thuốc khác hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác để tăng hiệu quả điều trị, bảo đảm độ an toàn.

Hơn nữa, theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, các loại thuốc miễn dịch nhóm này FDA cũng rất dè dặt và cẩn thận khi cấp phép sử dụng cho từng loại ung thư mà kết quả lâm sàng cho thấy là có triển vọng chứ không phải trên tất cả loại và tất cả trường hợp ung thư.

  Cần có nghiên cứu thêm, điều chỉnh thêm về phương pháp miễn dịch điều trị ung thư. Ảnh minh họa

Cần có nghiên cứu thêm, điều chỉnh thêm về phương pháp miễn dịch điều trị ung thư. Ảnh minh họa

Vì thực tế trong nhiều thử nghiệm lâm sàng thuốc này không chứng minh được tính hiệu quả thì phải cần có nghiên cứu thêm, điều chỉnh thêm, kết hợp thêm với các phương pháp điều trị khác trước khi được đưa ra thị trường, đưa lên phác đồ điều trị chính thức. 

Để quyết định có nên sử dụng các thuốc miễn dịch trong từng trường hợp người bệnh ung thư người ta còn đang nghiên cứu các dấu hiệu chỉ điểm sinh học trong khối u của bệnh nhân ung thư để dự đoán thuốc sẽ đáp ứng tốt hay không như: kích thước khối u, tình trạng biểu hiện các protein đích (CTLA-4, PD-1, PD-L1), sự hiện diện của tế bào miễn dịch CD8+ T bên trong hoặc rìa khối u…

L.Minh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính