Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào cho đúng là câu hỏi nhiều người quan tâm. Dưới đây là cách cúng giao thừa ngoài trời đúng nhất.
Lễ cúng giao thừa hay còn được gọi là lễ Trừ Tịch, lễ này thường được tiến hành vào giờ Tý ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) tùy theo năm thiếu hay đủ.
Dân gian quan niệm, mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
Do đó, khi cúng giao thừa ngoài trời, các gia đình nên đặt mâm cơm cúng giao thừa ở giữa sân để các vị thần có thể dễ dàng nhìn thấy. Nếu gia đình nào không có sân thì có thể đặt mâm cúng ở cửa chính, trên tầng thượng hoặc những nơi sạch sẽ và thoáng mát.
Mâm cúng giao thừa thường được đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông. Vì theo quan niệm dân gian, hướng Bắc là hướng của Thượng Đế, còn hướng Đông là hướng cúng Thiên Tử. Vì vậy, các gia đình có thể đặt theo một trong hai hướng này sao cho phù hợp nhất với vị trí nhà của gia đình mình.
Một số gia đình sống tại chung cư có thể làm lễ cúng trong nhà, khi cúng giao thừa chỉ cần mở cửa sổ lớn và cúng theo hướng ra ngoài là được. không bắt buộc phải cúng tận ngoài trời.
>> Xem thêm: 4 lưu ý khi cúng giao thừa ở nhà chung cư
Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ có:
- Thủ lợn/gà trống tơ
- Bánh chưng
- Đèn nến
- Vàng mã
- Hương, nến
- Hoa, quả tươi
- Trầu cau
- Muối gạo
- Rượu, trà
- Quần áo, mũ nón thần linh
Nếu là Phật tử có thể chuẩn bị mâm cúng chay đặt trước cửa nhà.
Khi đặt mâm cỗ, cần chú ý để ở nơi sạch sẽ. Muối gạo sau khi cúng thì đem rắc xung quanh nhà để trừ tịch.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo