Mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà gồm những gì? Hướng dẫn sắm lễ đúng phong tục

Vào giao thừa, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng ngoài trời và trong nhà. Vậy mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà gồm những gì?

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

  (Ảnh: Instagram/axon_edwards)

(Ảnh: Instagram/axon_edwards)

Như chúng ta đã biết, giao thừa là khoảnh khắc giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là nghi lễ thiêng liêng của người Việt vào ngày cuối cùng của năm.

Dân gian quan niệm, hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại.

Việc cúng giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó, họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.

Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch, có ý nghĩa đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Lễ cúng giao thừa năm 2022 được tiến hành đúng 12 giờ đêm giao thừa (tức 29 tháng Chạp năm Tân Sửu).

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ gồm:

- Thủ lợn/gà trống tơ

- Bánh chưng

- Đèn nến

- Vàng mã

- Hương, nến

- Hoa, quả tươi

- Trầu cau

- Muối gạo

- Rượu, trà

- Quần áo, mũ nón thần linh

Khi đặt mâm cỗ, cần chú ý để ở nơi sạch sẽ. Muối gạo sau khi cúng thì đem rắc xung quanh nhà để trừ tịch.

Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì?

Mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà gồm những gì? Hướng dẫn sắm lễ đúng phong tục 1

Sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời, các gia chủ sẽ cúng giao thừa trong nhà.

Lễ cúng trong nhà là để dâng gia tiên, nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới.

Mâm lễ cúng giao thừa trong nhà sẽ gồm:

- Sớ cúng giao thừa (sớ có thể có hoặc không, không bắt buộc)

- Mâm ngũ quả

- Hoa, nến, cau trầu

- Tiền vàng mã, mũ loại không có cánh chuồn

- Mâm cỗ mặn với các món ăn truyền thống ngày Tết như: Gà luộc, bánh chưng, giò lụa, xôi gấc hoặc xôi đỗ, canh miến,...

(Tùy thuộc vào từng gia đình, từng địa phương mà các món ăn sẽ được thay đổi khác nhau.)

- Mâm cỗ ngọt với các món: bánh kẹo, mứt Tết.

Việc lựa chọn mâm cỗ mặn hay cỗ chay, cỗ ngọt không quá bắt buộc, tùy vào từng gia đình mà chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà phù hợp, quan trọng là tấm lòng thành kính.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính