Sức khỏe tâm lý là vấn đề ngày càng được thảo luận cởi mở hơn, nhưng nhiều người mắc bệnh tâm lý vẫn đang bị coi là 'điên' hoặc 'thần kinh'.
Bộ tranh của họa sĩ Shawn Coss nhằm giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này.
Trước đó, vào năm 2016, anh cũng đã minh họa 31 nỗi sợ hãi ám ảnh của con người và nhận được nhiều sự đón nhận.
1. Rối loạn tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý (tiếng Anh: Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD) là một trong những rối loạnphát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý.
2. Rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (tiếng Anh: Antisocial personality disorder-ASPD) là một trạng thái không bình thường của nhân cách biểu hiện chủ yếu bằng sự khó hoặc không thích ứng thường xuyên với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Đây là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn nhân cách.
3. Trầm cảm toàn thể
4. Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu (tiếng Anh: anxiety disorder) là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể.
5. Hội chứng tự ngược đãi bản thân không tự tử
6. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive Compulsive Disorder O.C.D.) là một rối loạn dựa trên những suy nghĩ và thói quen mang tính ám ảnh, lặp đi lặp lại, như nỗi sợ sự dơ bẩn đi kèm với sự thôi thúc, thói quen thực hiện một hành động cụ thể, như tắm rửa quá nhiều.
7. Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt (tiếng Anh là Schizophrenia) là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình.
8. Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders – RLLC), hay còn được biết đến với tên gọi bệnh hưng – trầm cảm, là một loại bệnh lý tâm thần khá thường gặp trong xã hội hiện đại. Biểu hiện đặc trưng thường thấy của bệnh là sự thay đổi rõ rệt tâm trạng, cảm xúc, hành vi cũng như năng lực cá nhân.
Những thay đổi này diễn tiến theo từng giai đoạn. Khi người mắc RLLC trong trạng thái hưng cảm (mania) biểu hiện quá mức những cảm giác phấn chấn, vui vẻ, hào hứng.
Ngược lại, khi người bệnh trong giai đoạn trầm cảm (depression) sẽ rơi vào tình trạng trầm uất, buồn chán, thờ ơ. Đôi khi, một giai đoạn bao gồm biểu hiện của cả hai trạng thái hưng cảm và trầm cảm (trạng thái hỗn hợp – mixed state).
9. Rối loạn bùng phát gián đoạn
Rối loạn bùng phát gián đoạn (tên tiếng Anh là Intermittent Explosive Disorder) liên quan đến những đợt triệu chứng bốc đồng, gây hấn hay các hành vi bạo lực lặp lại và xuất hiện đột ngột, hay thậm chí là những lời chửi rủa mang tính thô tục. Những cơn “điên đường” (từ dùng để chỉ những người lái xe hay chửi rủa khi đi trên đường), nghiện làm việc nhà, hay ném và làm vỡ các đồ vật, hoặc những cơn thịnh nộ có thể là những dấu hiệu của rối loạn bùng phát gián đoạn.
Những cơn bùng nổ gián đoạn này gây ra lo âu nhiều, ảnh hưởng xấu lên các mối quan hệ xã hội, trong công việc và học tập, thậm chí chúng có thể dẫn đến những hậu quả xấu liên quan đến pháp luật và tài chính.
10. Hội chứng sợ xã hội
Hội chứng sợ xã hội, hay ám ảnh sợ xã hội, (tiếng Anh: social phobia, Social anxiety disorder) là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn.
Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi nó can thiệp nghiêm trọng vào công việc, học tập hay những hoạt động khác. Một số tình huống xã hội mà người bệnh thường tránh né nhất đó là:
- Nói chuyện trước đám đông
- Làm việc khi ai đó đang nhìn mình
- Nói chuyện trên điện thoại
- Gặp người lạ
- Hẹn hò
- Ăn ở nơi công cộng
- Trả lời câu hỏi trong lớp học
11. Rối loạn nhân cách phụ thuộc
Người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc thiếu sự tự tin vào bản thân và mong muốn được người khác chăm sóc, bảo vệ một cách thái quá. Họ cần nhiều sự giúp đỡ của người khác trong từng quyết định hàng ngày và sợ cô độc, tách biệt.
12. Rối loạn Đa nhân cách
Rối loạn Đa nhân cách (MPD) hay còn gọi là Rối loạn Tách rời Nhận thức (DID) không nằm trong tổ hợp những bệnh nhân cách mà nằm trong tổ hợp các bệnh có liên quan đến chấn thương tâm lý như: Hậu Chấn Thương Tâm Lý, Rối Loạn Căng Thẳng (PTSD), Rối Loạn Căng Thẳng Cấp Tính (ASD)…
Đa Nhân Cách cũng là sự tách rời ra khỏi hiện thực nhưng người mắc bệnh sẽ không nhớ gì và cũng không biết được là mình đã làm gì trong khoảng thời gian bị tách rời nhận thức ấy. Đa số sẽ cho rằng mình đang ngủ nhưng thực chất không phải.
13. Rối loạn hoảng sợ
Rối loạn hoảng sợ là một chứng bệnh của nhóm rối loạn lo âu. Cơn hoảng sợ là tình trạng tâm lý, là cảm giác sợ hãi cực độ và lo sợ điều tồi tệ sắp xảy ra. Cơn hoảng sợ thường ngắn và đột ngột và gây ra các phản ứng dữ dội ở cơ thể.
14. Rối loạn nhân cách tránh né
Rối loạn nhân cách tránh né là một trạng thái không bình thường của nhân cách, có đặc điểm chung là sự ức chế về mặt xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và rất nhạy cảm đối với phán xét không thuận lợi của người khác đối với mình. Đây là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn nhân cách.
15. Hội chứng mê sảng
Mê sảng là một rối loạn chức năng tâm thần bất ngờ, biến động và thường có thể khỏi. Bệnh được đặc trưng bởi khả năng chú ý không còn, mất phương hướng, không có khả năng suy nghĩ rõ ràng và các dao động trong mức độ tỉnh táo (ý thức).
16. Rối loạn giải thể nhân cách
Là các trải nghiệm dai dẳng, tái diễn đặc trưng bởi sự biến đổi trong nhận thức về bản thân, người bệnh có cảm thấy thờ ơ, xa lạ với chính mình. Họ có cảm giác như mình là một người máy, mất hết mọi tình cảm với người thân, không còn biết vui, buồn, hờn, giận. Người bệnh cảm thấy mình như không có thật, hoặc thấy như mình đang sống trong một giấc mơ hoặc trong một cuốn phim…
17. Hội chứng ghiền nặn gãi da
Ghiền nặn gãi da (dermatillomania, skin picking disorder, excoriation disorder) là một bệnh tâm thần kinh biểu hiện bằng việc thích nặn gãi, cào cấu da nhiều lần gây trầy xước, tổn thương, nhiễm trùng da của chính bản thân. Đây là một trong các bệnh các rối loạn kiểm soát hành vi trùng lặp vào cơ thể (body-focused repetitive behaviors, BFRB).
Ghiền nặn gãi da là bệnh lý khá phổ biến trên toàn thế giới. Đây là một chứng rối loạn tâm thần thôi thúc sự cào cấu da không kiểm soát và thường dẫn đến chấn thương thực thể. Tần suất ghiền nặn gãi da khá cao, lên đến khoảng 5% dân số, trong đó đến 75% là nữ. Theo một số thống kê y học, vì khá nhiều bệnh nhân không lưu ý căn bệnh, mà chỉ xem là một tật, thói quen nên rất nhiều trường hợp chẳng được chữa chạy, báo cáo, hay công nhận, do đó tần suất mắc bệnh thật sự phải cao hơn nhiều so với thống kê hiện tại.
Chứng ghiền nặn gãi da thuộc nhóm rối loạn hành vi lặp lại vào cơ thể: “Rối loạn tái lặp có gây tổn thương da”.
18. Mặc cảm ngoại hình
Mặc cảm ngoại hình (tiếng Anh: Body dysmorphic disorder – BDD) là một trạng thái tâm lý tiêu cực, trong đó đối tượng thể hiện sự chú ý và lo âu quá mức đến khiếm khuyết nhỏ nào đó trên cơ thể mình (chẳng hạn như sẹo trên mặt, mũi không cao, tóc thưa…), thậm chí ngay cả khi khiếm khuyết đó không tồn tại.
Căn bệnh làm suy giảm chức năng xã hội, ảnh hưởng đến công việc và ở một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tình trạng tự cách ly bản thân hoàn toàn khỏi xã hội.
Bệnh còn có tên khác là rối loạn khiếm khuyết hình thể hoặc rối loạn sợ biến dạng cơ thể. Theo phân loại ICD 10 nó nằm trong nhóm bệnh rối loạn dạng cơ thể (somatoform disorders).
19. Hội chứng Pica
Bệnh Pica có nguồn gốc từ tiếng Latin "magpie" - chim ác là. Đây là loài chim có hành vi ăn uống khác thường, nó ăn gần như tất cả những thứ có thể ăn.
Tương tự vậy, Pica là chứng rối loạn mà người mắc phải sẽ có cảm giác ngon miệng đối với những thứ không phải là thực phẩm bình thường. Họ có thể ăn ngon lành những thứ như phân động vật, đất sét, bụi bẩn, sơn, cát, giấy, than đá…
20. Rối loạn lo âu chia cách
Điểm cốt lõi của rối loạn lo âu chia cách là lo âu quá mức khi phải cách xa người mà trẻ gắn bó thường là cha mẹ.
21. Hội chứng Stockholm
Hội chứng Stockholm là thuật ngữ mô tả một trạng thái tâm lý, trong đó người bị bắt cóc lâu ngày chuyển từ sợ hãi và căm ghét sang thông cảm và quý mến chính kẻ bắt cóc mình.
22. Rối loạn nhân cách ranh giới
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder – BPD) thuộc cụm B của rối loạn nhân cách. Đặc tính của rối loạn này là nỗi sợ hãi bị bỏ rơi cùng cực, cảm giác về bản thân, các mối quan hệ bấp bênh, tâm trạng không ổn định.
Người có BPD đối xử với người khác một cách bất thường: vừa nãy còn khen ngợi, bây giờ đã ghét bỏ. Ngoài ra, người có BPD thường sử dụng ma túy, tự làm hại bản thân (hình thức cao nhất là tự tử).
23. Hội chứng Cotard
Hội chứng Cotard (hoặc ảo tưởng Cotard, hội chứng xác chết biết đi), là một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp, trong đó bệnh nhân có ảo tưởng rằng mình "thật sự" đã chết, cơ thể thối rữa, hay máu và các cơ quan nội tạng không còn nữa.
Một số trường hợp người bệnh không cảm thấy tay chân hoạt động, thậm chí bệnh nhân còn không ăn uống vì tuởng mình đã chết rồi.
Những người mắc phải hội chứng Cotard nghĩ rằng họ đã chết, sự tồn tại chỉ là ảo giác với cơ thể trống rỗng, hoàn toàn không có trí tuệ và sự nhận thức. Thông thường, các bệnh nhân phủ nhận sự tồn tại của thế giới bên ngoài nhưng bệnh nhân vẫn trải nghiệm cảm giác đau khổ thật sự.
Theo các bác sĩ, hội chứng Cotard là một dạng cực đoan của chứng trầm uất và nó cũng được coi là hậu quả phụ của các dạng rối loạn tâm thần, nó có thể đi kèm với chứng mất trí nhớ, cũng như những trục trặc ở não bộ.
24. Rối loạn lạm dụng chất
Lạm dụng chất có thể được định nghĩa đơn giản là việc sử dụng gây hại ở bất kỳ các chất nào nhằm mục đích thay đổi tâm trạng. “Chất” ở đây có thể bao gồm rượu và các loại ma túy khác (hợp pháp hoặc không hợp pháp) cũng như một số chất hoàn toàn không phải ma túy.
Tranh: Shawncoss