Cua đồng là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên không phải ai cũng ăn được cua đồng. Vậy, bà đẻ có được ăn cua đồng không, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
Cua đồng rất giàu dinh dưỡng. Trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...
Theo đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương; dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và chữa đọng máu khi bị chấn thương bầm dập.
Y học hiện đại xác nhận trong cua đồng có nhiều calci phosphat nên rất tốt cho trẻ còi xương hay người bị loãng xương.
Giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng, lúc này thức ăn mẹ đưa vào cơ thể sẽ được ưu tiên chuyển hóa thành sữa để nuôi bé. Chính vì vậy mẹ cũng cần phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng đồng thời chú ý một số kiêng cữ nếu không sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé.
Bà đẻ có được ăn cua đồng không, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
Theo các chuyên gia, nếu như trong gia đình có người có tiền sử dị ứng với hải sản thì bà đẻ cũng nên kiêng loại thực phẩm này trong suốt thời nuôi bé bằng sữa mẹ.
Bà đẻ cần kiêng cữ các thức ăn như ốc, hến, nghêu, sò, hải sản tanh… ít nhất là 6 tuần sau sinh bởi đây là thức ăn có tính hàn cao, gây lạnh bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến lượng sữa.
Mặc dù cua đồng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng sau sinh bà đẻ không nên ăn cua đồng vì lúc này hệ tiêu hóa rất yếu, cua đồng lại hơi độc có vị mặn không tốt cho tiêu hóa của bà đẻ.
Đối với bà đẻ gặp một số vấn đề về tim mạch, cao huyết áp thì sau sinh không nên ăn cua đồng vì dễ tăng lượng cholesterol.
Cua đồng có tính hàn vì thế không nên ăn hằng ngày, đặc biệt nếu bị tiêu chảy thì tuyệt đối không ăn cua đồng. Khi ăn cua cần lưu ý, chọn cua sạch, còn sống, không dùng cua đồng có mắt đỏ, có lông ở bụng, có chấm ở lưng và có khoang ở chân, tuyệt đối không ăn cua chết bởi chất đạm trong cua sinh ra độc tố histamin gây ngộ độc, nguy hiểm.
Không được uống nước cua sống vì có thể chứa ấu trùng sán lá.
Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút. Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.
Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người thì tuyệt đối không ăn.
Bài thuốc chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi từ cua đồng: Cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, rang nhỏ lửa cho vàng và khô, tán bột. Dùng 15 g - 20 g khuấy với bột gạo, cho trẻ ăn trong ngày.
Chữa vết thương đụng dập, lở loét: Cua đồng 2 con giã nát, rượu 1 chén, cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau.
Cua đồng chữa kém ăn, ít ngủ: Rau nhút 1 - 2 nắm bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ 300 g - 400 g cạo vỏ, xắt nhỏ; cua đồng 200 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, gạn lấy nước. Cho khoai sọ vào nước cua nấu chín, khi gần chín, cho rau nhút vào, đun sôi tiếp 5 - 10 phút. Ăn trong ngày, dùng 2 - 3 ngày.
Trị viêm thận cấp: Cua đồng 250 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; vỏ cây dâu 50 g rửa sạch, cắt đoạn. Đem tất cả nấu thành canh, uống nước.
Chữa sưng tấy: Mai cua 10 g sao vàng, vảy tê tê 10 g sao phồng rộp; gai bồ kết 10 g phơi sấy khô. Tất cả tán bột, uống với rượu.
Xem thêm: