Giá trị dinh dưỡng trong tôm
Tôm là thực phẩm chứa nguồn protetin gần như tinh khiết. Theo phân tích, trong 100g nguồn dinh dưỡng trong tôm tươi có đến 18,4g protein. Trong tôm còn có nguồn cung cấp Vitamin B12 cực dồi dào, cứ trong 100g tôm chứa 11.5μg vitamin B12.
Ngoài ra, tôm là thực phẩm cung cấp nhiều chất sắt, canxi, omega- 3... nhất.
Tôm có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Theo viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), tôm là thực phẩm giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ và ung thư cũng như củng cố hệ xương khớp. Tôm, tép có hàm lượng đạm tương đương với các loại thịt động vật khác, ngoài ra nó còn rất giàu canxi, photpho, axit béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Cứ 100g tôm cung cấp hơn 1/3 lượng selen cần thiết hàng ngày có khả năng loại bỏ và thải trừ các kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Do đó, ăn tôm có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Hơn thế nữa, cứ trong 100g tôm có đến 2000 mg canxi- là yếu tố thiết yếu trong cấu tạo mô xương, góp phần hệ xương khỏe mạnh. Tuy nhiên, nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng chứ không nằm ở vỏ tôm như một số người đã nhầm tưởng. Dinh dưỡng trong tôm chứa rất nhiều omega-3, chất có tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, trầm cảm, axit béo omega-3 còn giúp chống oxy hóa, đẩy lùi quá trình lão hóa.
Bà đẻ ăn tôm được không?
Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ cần bổ sung dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe cũng như cung cấp nguồn sữa mẹ dồi dào cho con bú. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng, sau sinh, bà đẻ cần phải có thực đơn các món ăn đa dạng.
Bà đẻ ăn tôm được không? Ăn như thế nào mới đúng và tốt cho sức khỏe?
Theo dân gian từ xa xưa, phụ nữ sau sinh sẽ phải kiêng khem nhiều thứ như thịt bò, tôm vì sợ bị sẹo lồi, ngứa... Tôm có tính hàn, có thể gây đau bụng, lạnh bụng cho bà đẻ. Thực tế, bà đẻ ăn tôm được không? Ăn như thế nào mới đúng và tốt cho sức khỏe?
Trên thực tế, như chúng ta đã biết, tôm rất tốt cho sức khoẻ. Nguồn protein dồi dào giúp người mẹ phục hồi cơ thể nhanh chóng, hơn nữa canxi trong thịt tôm thông qua sữa mẹ còn góp phần phát triển hệ xương cho em bé. Vì thế nên phụ nữ sau sinh nên ăn tôm.
Sau sinh ăn tôm cần lưu ý: Ăn như thế nào mới đúng và tốt cho sức khỏe?
Nguồn dinh dưỡng trong tôm rất có giá trị đối với sức khỏe thế nhưng sau sinh, bà đẻ cần lưu ý chỉ ăn tôm với lượng vừa phải và đúng cách.
Ăn nhiều tôm có thể gây khó tiêu hóa, vì vậy, sản phụ sau sinh chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Khi chế biến nên nấu chín kỹ và cho thêm chút gừng để giảm tính lạnh để đảm bảo an toàn tới hệ tiêu hoá.
Vì cơ thể của bà đẻ còn yếu, nên bà đẻ chỉ nên ăn những con tôm tươi, tôm không đông lạnh, không ăn tôm chết, để có thể tránh bị ngộ độc và ảnh hướng đến hệ tiêu hóa.
Nếu phụ nữ sau sinh có tiền sử bị dị ứng với tôm thì hãy lưu ý và cân nhắc khi ăn.
Không chỉ riêng tôm, kể cả các loại hải sản khác không nên ăn tái vì rất dễ “rước” giun sán và ký sinh trùng vào người, thậm chí gây ngộ độc.
Khi bị ho không nên ăn tôm bởi hệ hô hấp đang rất nhạy cảm với mùi tanh của tôm, chỉ khiến bệnh tình càng lâu khỏi.
Không kết hợp tôm cùng các rau, củ, quả giàu vitamin C. Vì khi vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm dẫn đến ngộ độc nghiêm trọng.
Xem thêm:
Mai ChiBạn đang xem bài viết Bà đẻ ăn tôm được không, ăn như thế nào mới đúng và tốt cho sức khỏe? tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].