Giá trị dinh dưỡng của lá lốt
Lá lốt là loại cây thân thảo sống lâu năm cây có tên khoa học là Piper lolot, cùng họ nhà hồ tiêu và trầu không.
Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng) thường được dùng làm gia vị và làm thuốc có tác dụng giảm đau, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh...
Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân. Cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng. Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng.
Lá lốt còn là một nguyên liệu để nấu các món ăn như chả băm viên lá lốt, ốc nấu chuối đậu, canh lá lốt, bò cuốn lá lốt...
Các thành phần dinh dưỡng có trong lá lốt
Protein: 4,3g
Gluxit: 5,4g
Canxi: 260mg
Photpho: 980mg
Sắt: 0,4mg
Vitamin C: 34mg
Caroten: 8,1mg
Bà đẻ ăn lá lốt được không?
Quan niệm dân gian từ xa xưa để lại cho rằng, các bà mẹ sau sinh ăn lá lốt sẽ gây nên tình trạng ít sữa hoặc mất sữa. Quan niệm này đúng hay sai và thực tế, bà đẻ có thể ăn lá lốt không, có bị mất sữa không?
Bà đẻ có thể ăn lá lốt không, có bị mất sữa không?
Theo các chuyên gia, rau xanh có tác dụng rất tốt đối với các mẹ trong giai đoạn cho con bú, lá lốt được coi là thực phẩm hàng đầu tiêu diệt nguồn sữa mẹ. Nếu bà đẻ ăn lá lốt sẽ bị mất sữa nhanh chóng, điều này ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu dinh dưỡng của trẻ. Do đó, tốt nhất sau sinh, bà đẻ không nên ăn lá lốt.
Tuy nhiên, các mẹ sau sinh cần lưu ý, tình trạng mất sữa còn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác như cơ địa và chế độ ăn uống của mỗi người. Bà đẻ nên có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho sức khỏe và đủ sữa cho con bú.
Những thực phẩm khiến mẹ sau sinh gây mất sữa
Măng, rau mùi tây, bắp cải... là loại thực phẩm các mẹ sau sinh không nên ăn
Rau mùi tây
Rau mùi tây là một loại rau không tốt cho nguồn sữa cho phụ nữ sau sinh. Ăn nhiều rau mùi tây có thể làm giảm lượng sữa, thậm chí là gây “tịt sữa” trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Măng
Măng là loại thực phẩm các mẹ sau sinh không nên ăn bởi măng có chứa một lượng độc tố HCN khá lớn. Loại độc tố này lại hòa tan dễ dàng trong nước và bay hơi khi đun sôi nên chế biến măng bằng các mở vung sẽ giúp loại bỏ phần lớn các độc tố. Tuy nhiên, ngoài chứa chất độc tố, phụ nữ sau sinh vẫn nên hạn chế ăn măng để không bị mất sữa.
Bạc hà
Một nghiên cứu gần đây cho thấy các bà mẹ sau sinh ăn nhiều kẹo bạc hà mỗi ngày ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt trong lượng sữa hút được. Do đó, bà đẻ nên hạn chế ăn bạc hà để duy trì lượng sữa cho con.
Bắp cải
Dân gian vẫn truyền nhau mẹo đắp lá bắp cải lên ngực khi bị tắc tia sữa có thể giúp thông sữa, giảm đau. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc đắp bắp cải này, lượng sữa của mẹ sẽ bị giảm đi. Các loại kem bôi được làm từ chiết xuất từ bắp cải cũng có tác dụng tương tự.
Lá dâu
Có nhiều mẹ không biết, lá dâu cũng là một nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa. Đối với các mẹ đang muốn cai sữa cho bé có thể dùng một nắm lá dâu tằm, sao thơm, hạ thổ, sắc lấy nước uống để triệt tiêu sữa.
Xem thêm:
Mai ChiBạn đang xem bài viết Bà đẻ có thể ăn lá lốt không, có bị mất sữa không? tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].