Những bậc cha mẹ có trách nhiệm luôn cố gắng làm mọi thứ để con lớn lên vui vẻ, thành công, nhưng đôi khi họ vẫn thất bại. Sai lầm của cha mẹ có thể ảnh hưởng lâu dài đến con cái, nhất là tương lai của con.
Dưới đây là một số sai lầm của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến tương lai con khi con lớn lên.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ là những người quan trọng nhất trên đời. Điều gì sẽ xảy ra với tương lai của đứa trẻ không cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ?
- Tính tự tin bị ảnh hưởng và chúng không yêu thương bản thân. Kết quả là, có những người cố gắng thay đổi bản thân mình nhờ phẫu thuật thẩm mỹ.
- Những người khác thì có thể sẽ cố gắng dành hết yêu thương cho con cái sau này và trở nên quá kiểm soát với con, khiến các con cũng không được hạnh phúc.
Khi xây dựng tình cảm với các con, cha mẹ không nên cố gắng kiểm soát 24/24. Đôi khi các bậc cha mẹ quên mất rằng con mình đã lớn và vẫn tiếp tục làm mọi thứ cho con.
Những đứa trẻ này sẽ không được trưởng thành hoàn toàn về mặt cảm xúc và sẽ gặp rắc rối trong các mối quan hệ sau này.
- Chúng sẽ tiếp tục cho rằng cả thế giới phải xoay quanh chúng. Chúng không thể xây dựng các mối quan hệ lành mạnh vì không có khả năng đưa ra quyết định, chỉ nghĩ cho mình. Thái độ này chắc chắn sẽ dẫn đến mâu thuẫn.
3. Cha mẹ không cho con quyền tự quyết định
Khi cha mẹ đưa ra quyết định thay con chính là tước đi cơ hội học cách độc lập của con. Mỗi đứa trẻ cần có quyền lựa chọn (với sự giúp đỡ của bố mẹ và tùy theo lứa tuổi).
- Không có khả năng quyết định khiến con không thể giải quyết các vấn đề, luôn cần người giúp đỡ. Con sẽ khó tìm được vị trí của mình vì không biết bản thân phải làm gì.
4. Cha mẹ liên tục cãi nhau trước mặt con
Nếu cha mẹ liên tục cãi nhau trước mặt trẻ, trẻ có thể sẽ nghĩ lỗi là do mình. Chúng không hiểu chuyện gì đang xảy ra và chỉ nghĩ mình phải chịu trách nhiệm.
- Những người như vậy thường tránh các cuộc mâu thuẫn, hoặc là ngược lại, đi bắt nạt người khác.
Với con gái, khi lớn lên họ sẽ vô thức cố ý thể hiện cho đàn ông thấy sự mạnh mẽ của họ, còn con trai sẽ bắt chước hành vi của bố.
Bên cạnh đó họ, theo nghiên cứu của ĐH Sussex, những trường hợp nghiêm trọng khi trẻ thường xuyên chứng kiến cha mẹ cãi vã còn có thể dẫn đến tự tử, tờ Independent viết.
5. Cha mẹ đòi hỏi những chuyện bất khả thi ở con
Trẻ em rất tin tưởng người lớn, nhất là bố mẹ, và sẽ rất để tâm đến những đòi hỏi, yêu cầu của người lớn. Nếu con thất bại, con sẽ bắt đầu nghĩ mình là kẻ thảm bại và không xứng đáng được yêu thương.
- Những người như vậy khi lớn lên sẽ luôn để ý đến sự thành công. Nếu không thể làm tốt nhất (theo đánh giá của họ), họ sẽ thấy không vui, thậm chí là áp lực. Kiểu người này thường khiến các thành viên trong gia đình không thể hạnh phúc.
6. Cha mẹ huấn luyện con trở nên phụ thuộc
Nhiều bậc cha mẹ thường kiểm soát mong muốn của con. Họ bảo con đi xem TV, chơi game để không làm phiền họ. Nếu chỉ thi thoảng làm theo cách này thì không sao, nhưng cha mẹ không nên áp dụng thường xuyên.
Mục tiêu của mọi cha mẹ phải là để con sau này có thể tự lập, tự quyết định theo nhu cầu và giá trị của bản thân.
- Những đứa trẻ như vậy lớn lên sẽ không thể sống độc lập và trở thành kiểu người phụ thuộc vào người khác. Họ không hiểu mình muốn gì, điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
7. Làm cha, bạn không dành đủ sự quan tâm cho con cái
Thiếu sự quan tâm của cha mẹ ảnh hưởng đến tương lai của con cái, kể cả con trai và con gái. Trong nhiều gia đình, người cha không dành đủ sự quan tâm cho các con.
Tuy nhiên, lòng dũng cảm và sự phát triển cá nhân của trẻ phụ thuộc rất nhiều và người cha.
- Thiếu sự quan tâm của cha, con trai lớn lên có thể sẽ hành xử giống cha mình trước kia. Con gái sẽ gặp khó khăn trong tình yêu. Lý do là phụ nữ thường có xu hướng chọn người yêu dựa trên hình mẫu của cha. Họ muốn có một gia đình hạnh phúc, nhưng tuổi thơ lại khiến họ nghi ngờ đàn ông.
8. Bạn coi nhẹ cảm xúc của con
Đôi khi những lý do khiến trẻ buồn có thể rất ngớ ngẩn đối với người lớn. Vậy nên thay vì an ủi con, nhiều cha mẹ lại đánh giá ("Thế là hư lắm", "Con trai không được khóc") hoặc là ra lệnh (như "Đừng khóc nữa", "Đừng có cáu với mẹ"). Đó chính là hành vi coi nhẹ cảm xúc của con.
- Một người càng hiểu và biết cách kiểm soát cả mình sẽ càng kiên cường. Đây cũng là kỹ năng quan trọng để trẻ có khả năng đưa ra quyết định. Khi lớn lên, nếu con không biết chia sẻ cảm xúc, mọi cảm xúc tiêu cực của con có thể bị dồn nén cho đến khi bùng nổ.
(Theo Bright Side)