Không rửa tay, ít ngủ, bổ sung quá nhiều vitamin C, ít ăn rau... là những thói quen xấu khi bị ốm khiến bạn lâu lành bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo 20 thói quen sau đây cần bỏ nếu cơ thể của bạn mệt mỏi.
Mặc dù vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch, nhưng chúng ta không nên bổ sung quá nhiều khi bị ốm. Cơ thể mệt mỏi sẽ không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nó có thể gây ra tác dụng phụ.
Một cuộc nghiên cứu vào năm 2013 được đăng trên tạp chí JAMA đã phát hiện ra rằng những ai bổ sung quá nhiều vitamin C có nguy cơ bị sỏi thận gấp đôi.
Cơ thể cần bổ sung đủ nước để các cơ quan hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, chúng ta thường quên hoặc không muốn uống nước khi bị ốm. Theo tiến sĩ David Cutler ở California, khi bị ốm, không có loại nước uống nào tốt hơn nước lọc giúp chúng ta nhanh lành bệnh.
Chúng ta không nên uống nước ngọt hoặc nước hoa quả khác khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh, chỉ cần uống đủ nước lọc sẽ giúp chúng ta nhanh khỏi bệnh hơn.
Khi tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện, nồng độ đường huyết tăng có thể sẽ ảnh hưởng đến các bạch cầu liên quan đến việc phòng chống nhiễm trùng.
Do đó, khi cơ thể đang còn yếu, chúng ta không nên ăn tiêu thụ quá nhiều đường như ăn nhiều bánh, kẹo, uống nước ngọt...
Chúng ta thường cảm thấy muốn ăn vặt khi bị ốm và không muốn ăn cơm, cháo, đặc biệt là rau.
Theo các chuyên gia y tế, các loại rau lá xanh đậm, các loại rau quả màu vàng, đỏ rất tốt cho sức khỏe, cung cấp chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại virus tốt hơn.
Điều này đặc biệt xảy ra ở nam giới. Họ nghĩ rằng mệt một chút uống rượu vào cũng không sao. Nhưng cơ thể sẽ tăng nồng độ insulin và làm cạn kiệt các khoáng chất hỗ trợ hệ miễn dịch cho cơ thể.
Vì thế, các chuyên gia khuyên, khi cơ thể mệt mỏi, chúng ta không nên uống rượu, bia.
Một cuộc nghiên cứu năm 2016 đăng trên tạp chí Current Opinion in Psychology cho biết, căng thẳng có thể khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn và có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn.
Nghiên cứu khác từ các nhà khoa học tại Trung Quốc cũng cho rằng căng thẳng mãn tính có thể khiến hệ miễn dịch yếu và dễ bị cúm.
Chúng ta thường có thói quen uống sữa khi bị ốm. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa trong một số trường hợp có thể không giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Một số bệnh liên quan đến virus, dạ dày, ngộ độc, tiêu chảy, đường ruột thường khó có khả năng tiêu hóa lactose. Do đó, tiêu thụ lactos từ kem, pho-mat, sữa chua, sữa có thể khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề.
Ngoài sữa và các sản phẩm từ sữa, tiêu thụ những thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên rán, thịt đỏ, thịt mỡ có thể khiến các vấn đề tiêu hóa thêm trầm trọng hơn.
Tập thể dục với cường độ cao khi ốm không phải là một ý kiến hay. Các nhà nghiên cứu cho rằng hệ miễn dịch gửi thông điệp rằng cơ thể chúng ta đang mệt và thay đổi sự cân bằng electrolyte trong cơ thể và có thể gây nguy cơ chấn thương khi tập thể dục, đặc biệt là những bài tập có cường độ cao.
Tuy nhiên, một vài bài tập nhẹ nhàng như hít thở có thể khiến chúng ta cảm thấy khỏe hơn. Vì thế, chúng ta nên lắng nghe cơ thể mình để điều chỉnh cho thích hợp.
Chúng ta thường có thói quen uống quá nhiều thuốc không cần thiết khi bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc những bệnh thông thường. Thậm chí nhiều người còn dùng kháng sinh khi vừa mới chớm mắc bệnh.
Theo chuyên gia Susan tại trường Đại học Harvard, rất nhiều thuốc không kê đơn như NyQuil và Tylenol chứa acetaminophen có thể gây tổn thương, thậm chí phá hủy gan nếu uống quá liều cho phép.
Hút thuốc khi cơ thể ốm yếu quả thực sẽ khiến chúng ta khó có thể khỏi bệnh nhanh được.
Cuộc nghiên cứu năm 1993 được đăng trên Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng Mỹ đã phát hiện ra rằng so với những người không hút thuốc, những người thường xuyên hút thuốc thường dễ bị mắc virus cúm hơn.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta, đặc biệt khi đang bị bệnh. Các nhà khoa học đã lấy máu của 11 cặp song sinh và họ phát hiện ra rằng ngủ ít thường dẫn đến hệ miễn dịch kém.
Vì thế, khi cơ thể mệt mỏi, chúng ta nhất định cần phải ngủ đủ để cơ thể lấy lại năng lượng và chống lại bệnh hiệu quả.
Người Việt chúng ta thường rất hay dùng thuốc không kê đơn, đặc biệt là kháng sinh.
Thực tế thì một số bệnh không cần đến kháng sinh như cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Bởi vì kháng sinh dùng để trị vi khuẩn, trong khi cảm lạnh thông thường gây ra bởi virus.
Các chuyên gia khuyến cáo, việc dùng kháng sinh không hợp lý có thể khiến cơ thể bị kháng kháng sinh.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Mỹ, có khoảng 2,8 triệu người bị kháng kháng sinh mỗi năm và có thể đe dọa đến tính mạng.
Khi bị nghẹt mũi, chúng ta thường cảm thấy khó ngủ và thuốc xịt mũi có thể là sự lựa chọn hàng đầu để thông mũi.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chúng ta không nên dùng thuốc thông mũi quá 3 lần/ngày. Bởi vì tình trạng nghẹt mũi có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi chúng ta dừng dùng thuốc.
Khi bị cảm lạnh, chúng ta thường có thói quen xì mũi nhưng nếu thực hiện quá mạnh và quá thường xuyên có thể làm tổn thương mũi.
Một cuộc nghiên cứu năm 2000 được đăng trên tạp chí Clinical Infectious Diseases cho biết, xì mũi quá mạnh có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên ở nhà nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nếu bị ốm. Bởi vì ra ngoài khi bị ốm có thể khiến cơ thể không có thời gian phục hồi và dẫn đến bệnh thêm trầm trọng.
Nếu chúng ta nghĩ rằng mình bị ốm, chúng ta không nên cố gắng để làm việc như bình thường. Theo CDC, người bị nhiễm cúm có thể lây sang người khác chỉ trong vòng 6 bước chân.
Cho nên, để cơ thể nhanh khỏe lại, chúng ta nên nghỉ ngơi hợp lý và không nên ở chỗ đông người vì nó có thể lây virus cho người khác.
Nếu bị ốm, chúng ta nên thay đổi lịch trình đi du lịch. Bởi vì nó không chỉ tốt cho sức khỏe của bản thân, nó còn khiến bệnh không lây lan sang cho người khác khi di du lịch.
Thậm chí, khi chúng ta ngồi cạnh một người bị ốm trên máy bay, nguy cơ lây bệnh có thể lên đến 80%.
Các nhà khoa học cho biết có gần 40% rhinovirus gây bệnh cảm lạnh tồn tại ở trên tay chúng ta khoảng 1 giờ đồng hồ. Các virus cúm vòng đời ngắn hơn trên tay, chỉ khoảng 15 phút.
Để phòng bệnh và chữa bệnh tốt hơn, chúng ta nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
Nếu cơ thể mệt mỏi và có các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, chúng ta không nên sử dụng giao thông công cộng.
Bởi theo một cuộc nghiên cứu năm 2018 công bố trên tạp chí Environmental Health, những người thường xuyên đi lại bằng xe buýt có nguy cơ cao bị ốm hơn những người khác.
20. Hay sờ mặt
Tay là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, virus lây bệnh. Vì vậy, chúng ta không nên sờ mặt, đặc biệt là thói quen ngậm tay, sờ mắt, mũi có thể khiến các mầm bệnh từ tay vào miệng và khiến chúng ta dễ bị bệnh.
(Theo MSN)
Xem thêm clip: 13 thói quen lầm tưởng tốt cho sức khoẻ nhưng cực kỳ tai hại