Cách chế biến món ăn không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây hại cho sức khỏe. Nhưng 90% chị em phụ nữ thường mắc phải những thói quen sai lầm này.
Nhiều người có thói quen đem thực phẩm ướp qua dầu ăn sau đó mới xào, làm như vậy mùi vị, màu sắc của món ăn trông sẽ ngon hơn.
Tuy nhiên, phương pháp nấu ăn này sẽ khiến cơ thể dung nạp thêm nhiều chất béo, hàm lượng dinh dưỡng có trong rau củ cũng bị tổn hại, đồng thời cũng có thể sinh ra chất gây ung thư.
Vì thế, nên hạn chế ướp thêm dầu ăn vào thực phẩm và ăn nhiều các món nấu, luộc.
Nhiều người vì tiếc đồ ăn thừa nên hay nếm thử đồ ăn xem chúng đã hỏng hay chưa. Tuy nhiên, cách làm này thực sự vô cùng tai hại.
Chỉ cần tiêu hóa một lượng nhỏ thức ăn bị nhiễm khuẩn cũng đủ để làm cơ thể bạn ốm. Ngoài ra, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm không thể nếm, nhìn thấy hay ngửi được. Vì thế cách thử này không hề mang đến hiệu quả.
Dầu mỡ đã đun qua nhiệt độ cao lại tiếp tục được dùng để chiên rán một lần nữa. Điều này sẽ làm sản sinh những hóa chất độc hại.
Những cặn thực phẩm còn sót lại bị cháy trong quá trình chế biến cũng là một tác nhân gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
Do đó, chỉ nên sử dụng một lượng dầu ăn vừa phải cho mỗi lần nấu nướng và sau khi dùng xong hãy bỏ đi thay vì tái sử dụng.
Không cần thiết phải rửa thịt gia cầm mà có thể lau sạch gà, vịt bằng khăn giấy dùng một lần.
Cách tốt nhất để diệt sạch vi khuẩn trên gà đó chính là nấu thật kĩ, sao cho nhiệt độ trong thịt gà phải đạt 74 độ C (đo bằng nhiệt kế thực phẩm).
Thực tế, nước bắn tung tóe là cách lây lan vi khuẩn có hại trong bồn rửa chén và những bề mặt xung quanh. Vì thế, việc rửa thịt gia cầm thậm chí còn có hại.
Theo Sở Nông nghiệp Mỹ mô tả, nhiệt độ nguy hiểm của thực phẩm là trong khoảng 4,4 độ C cho đến 160 độ C.
Trong khoảng nhiệt độ này, vi khuẩn có thể tăng gấp đôi trong vòng 20 phút.
Để bảo vệ thức ăn khỏi nhiệt độ nguy hiểm, bạn nên tránh rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng, thay vào đó nên dùng ngăn mát tủ lạnh hoặc ngâm trong nước lạnh.
Tránh để thực phẩm ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ và không quá 1 giờ nếu nhiệt độ trên 32 độ C.
Nhiệt độ dầu khi sôi quá nóng sẽ ở mức trên 200 độ, lúc này hàm lượng chất dinh dưỡng có trong rau củ sẽ bị phá hủy khi chế biến.
Bạn nên kiểm soát nhiệt độ trong khoảng từ 150 - 180 độ, đơn giản hơn thì hãy nhúng đũa vào dầu ăn, nếu thấy các bong bóng nhỏ nổi lên quanh đũa là lúc nhiệt độ dầu đủ nóng.
Hãy chế biến ở nhiệt độ dầu vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe lại không làm mất đi các axit béo cần thiết cho cơ thể cũng như giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Nhiều người vẫn thường tiếc thức ăn thừa nên hâm đi hâm lại đồ ăn mà không biết rằng việc đó có thể gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Việc hâm lại thức ăn nhiều lần làm biến đổi các chất trong thực phẩm, dẫn đến triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi...
Vậy nên, hãy nấu vừa đủ cho mâm cơm của gia đình, không nên nấu thừa thãi rồi cất vào tủ lạnh dùng lại nhiều lần, vừa làm thức ăn mất đi độ ngon mà lại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Nhiều người vì tiết kiệm thời gian hoặc là thấy nồi nấu vẫn còn sạch nên sau khi nấu xong một món ăn lại tiếp tục nấu thêm món khác.
Tuy nhìn trong mặt nồi có vẻ sạch nhưng vẫn còn sót lại dầu mỡ và các vụn thức ăn thừa, nếu lại tiếp tục được làm nóng ở nhiệt độ cao chúng sẽ sinh ra các chất gây ung thư như chất benzopyrene…
Vì vậy, hãy rửa sạch nồi trước khi chế biến món khác, không chỉ giảm thiểu các chất gây hại mà còn phòng ngừa mùi vị của món ăn trước lẫn vào món ăn sau, ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn.
Vi khuẩn từ đồ tươi sống có thể nhanh chóng lây lan đến những thực phẩm khác cùng các bề mặt trong tủ lạnh.
Các chuyên gia khuyên rằng khi bảo quản thực phẩm, thịt sống phải trữ ở tầng dưới cùng tủ lạnh, nên tách rời thịt sống và thịt đã nấu chín.
Đây là việc rất nhiều người quên làm. Nếu tủ không đủ lạnh, nó sẽ dễ dàng lây lan vi khuẩn.
Sử dụng nhiệt kế tủ lạnh là cách nhanh chóng, dễ dàng để kiểm tra nhiệt độ tủ. Ngăn lạnh không bao giờ được hơn 4,4 độ C còn ngăn đông luôn phải ở nhiệt độ -17 độ C hoặc thấp hơn.