Tiêu chảy là bệnh lí thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ bị tiêu chảy phải làm sao? Dưới đây là một số thông tin hữu ích dành cho bạn.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của trẻ.
Không những thế, tiêu chảy cũng khiến cơ thể bị rối loạn chất khoáng rất dễ gây suy dinh dưỡng đồng thời khiến bệnh ngày càng nặng và khó kiểm soát.
Một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng gây nên nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng huyết, đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ bị tiêu chảy có thể do một trong những nguyên nhân sau:
- Tiêu chảy do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập khiến đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng.
- Trẻ bị tiêu chảy do dị ứng thức ăn, bất dung nạp thức ăn hoặc chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi.
- Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh tiêu chảy còn do sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài
Tiêu chảy thường gặp ở những trẻ nằm trong khoảng từ 6 tháng đến 2 tuổi. Trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc tiêu chảy nhiều hơn trẻ phát triển bình thường.
Ngoài ra, những trẻ không có chế độ ăn uống hợp vệ sinh, trẻ không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cũng dễ mắc tiêu chảy.
Để biết trẻ có bị tiêu chảy hay không, các mẹ cần quan sát các biểu hiện của con, màu phân cũng như tần suất đi tiêu. Nếu trẻ có số lần đi ngoài nhiều, trong phân có mùi tanh, chua thì nên đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị tiêu chảy kịp thời.
Tùy theo số lần đi tiêu nhiều hay ít mà biểu hiện sự mất nước của trẻ là khác nhau:
+ Cấp độ 1: Trẻ khát nước, môi khô, quấy khóc
+ Cấp độ 2: Trẻ khát nước, lượng nước tiểu giảm, độ co giãn trên da kém
+ Cấp độ 3: Bé khát nước nhiều hơn, vật vã, mắt trũng sâu, môi khô, lượng nước tiểu ít hơn.
Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần tuân thủ theo các nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà như sau:
+ Cho trẻ mắc tiêu chảy uống Oresol
Oresol là một trong những loại dịch cần bổ sung ngay khi trẻ tiêu chảy. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên pha oresol đúng liều lượng và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tay cũng như các dụng cụ pha tránh để vi khuẩn xâm nhập gây hại cho trẻ.
Lưu ý, dung dịch oresol đã pha chỉ có thể dùng trong khoảng 24h đồng hồ.
Cách dùng Oresol cho trẻ như sau:
Trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 lần/ phút. Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn. Ví dụ: cho uống từng thìa cách nhau 2- 3 phút.
+ Cho trẻ bị tiêu chảy uống nước cháo
Khi nấu cháo, bạn chắt lấy phần nước cháo để nguội cho trẻ uống. Chỉ nên dùng ngay không nên để nước cháo quá 6 tiếng đồng hồ.
+ Cho trẻ uống nước đun sôi để nguội
Nên cho trẻ uống liên tục cho đến khi hết chứng tiêu chảy. Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước giải khát bởi nó có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Các mẹ vẫn nên cho trẻ ăn theo đúng chế độ như hàng ngày. Tránh để trẻ nhin ăn có thể gây nên tình trạng hạ đường huyết hoặc cơ thể bị suy nhược dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, với trẻ đang bú thì các mẹ vẫn để trẻ bú bình thường, bổ sung thêm các đồ ăn nhẹ, dễ tiêu.
Mẹ cũng nên cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày và giảm số lượng thức ăn của mỗi bữa.
Nên cho trẻ uống nhiều nước hoa quả tươi không thêm đường, muối
Các mẹ cần lưu ý đưa con đi khám lại nếu sau 3 ngày tiêu chảy vẫn chưa đỡ hoặc có các dấu hiệu sau:
+ Đi tiêu với tần suất nhiều hơn, phân có nhiều nước
+ Nôn và khát nước liên tục
+ Ăn uống kém, đi ngoài phân có máu
Hồng xiêm là loại quả quen thuộc trong đời sống. Hồng xiêm còn xanh có vị chát và là vị thuốc hiệu quả điều trị tiêu chảy, kiết lỵ rất tốt.
Cách làm như sau: Đem cắt hồng xiêm xanh thành từng lát rồi phơi khô và sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy 10 lát sắc cùng nước để cho con uống. Nên cho trẻ uống với liều lượng bình thường không nên để quá đặc.
Rau sam cũng là bài thuốc chữa tiêu chảy hiệu quả. Sam có tính hàn, vị chua nên có khả năng điều trị kiết lỵ, trừ giun sán, mụn nhọt cùng bệnh ngoài da.
Các mẹ có thể cho con ăn các món làm từ rau sam hoặc nấu cháo ăn mỗi ngày.