Lời khuyên dành cho phụ huynh khi trẻ uống sữa bị nôn, trớ, tiêu chảy, táo bón...

Sau khi uống sữa, trẻ bị đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón... thì cha mẹ cần phải làm gì?

luu-y-uong-sua-tuoi

Trao đổi với Gia Đình Mới, bác sĩ Hoàng Công Trang, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp cho biết, qua thăm khám bệnh cho các cháu nhỏ cũng gặp một số trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa.

Nguyên nhân là do người lớn pha sữa cho trẻ, trẻ uống không hết đem cất đi, để tủ lạnh, bảo quản không đúng cách... làm sữa bị lên men, bị chua. Đây lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 

Ngoài ra, quá trình khám bệnh, bác sĩ Hoàng Công Trang còn gặp những trường hợp trẻ dị ứng với sữa bò dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Đây là một dạng bệnh lý với nhiều biểu hiện khác nhau ở từng trẻ như nôn trớ, đi ngoài, đau bụng, nổi mẩn, táo bón…

Lý giải về tình trạng này, bác sĩ Trang giải thích, nguyên nhân là do protein của sữa bò có cấu trúc hóa học và tỷ trọng khác với protein của người. Các thành phần dinh dưỡng trong sữa bò cũng khó hấp thu hơn sữa mẹ nên nhiều trẻ bị dị ứng gây rối loạn tiêu hóa. 

Còn theo TS.BS Vũ Thanh, Trưởng phòng khám dinh dưỡng Thanh Huyền, việc trẻ sau khi ăn, nôn, trớ là một phản xạ tự nhiên của cơ thể. Ví dụ nếu trong trường hợp người bệnh nhiễm độc, nhiễm vi rút… thì khi nạp thức ăn vào cơ thể thì chúng có một thời gian nằm trong cơ thể, dù ngắn hay dài, khi cơ thể có sự tương tác với thức ăn, nếu thực phẩm đó có vấn đề tức là cơ thể sẽ tống ra… 

Do vậy, các bậc cha mẹ nên bình tĩnh xử lý, vì đó là phản ứng có lợi cho cơ thể. Những triệu chứng đầu tiên có thể là chướng bụng, khó chịu, hoặc là có những triệu chứng nôn luôn hoặc đi ngoài.

Bác sĩ Thanh cũng chia sẻ trên thực tế, cũng đã thăm khám cho bệnh nhi bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy vì uống sữa. Nguyên nhân thường do trẻ bị dị ứng với các thành phần có trong sữa, ví dụ như bệnh nhi có thể dị ứng với sữa có chữa đường lactose, nhưng bạn nhỏ đó không có men lactase để tiêu hóa đường lactos đó thì đó cũng là một nguyên nhân khiến cho trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ sau khi uống sữa.

Nếu trong trường hợp trẻ bị dị ứng với thành phần sữa như vậy ta nên dừng ngay không cho trẻ uống nữa, vì nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến niêm mạc ruột, làm giảm khả năng hấp thu của trẻ sau này.

20525762_1700123073626885_29282398007193027_n
“Các phụ huynh khi cho con uống các loại sữa tươi nên mua sữa có nguồn gốc rõ ràng, thời gian sử dụng còn dài và khi cho trẻ uống cũng phải cho trẻ uống từ từ, uống nhanh quá sẽ khiến trẻ bị trớ ra mà không rõ nguyên nhân.

TS.BS Vũ Thanh

Ngoài ra đối với sữa bột thì cách pha sữa cũng là môt nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy. Cụ thể ta có thể thấy, trên các bao bì hộp sữa, nhà sản xuất luôn luôn khuyến cáo tỷ lệ pha sữa và nước ra sao cho hợp lý.

Đối với sữa tươi tiệt trùng thì chúng ta cần xem, trẻ có thích nghi với loại sữa đó hay không? Nếu trẻ lần đầu tiên uống loại sữa đó và không kịp thích nghi thì khi uống trẻ cũng rất dễ bị tiêu chảy, nôn trớ.

Hoặc có thể trẻ bị hội chứng ruột kích thích, thì khi trẻ uống sữa cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa. Đôi khi  trẻ uống sữa khi lạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Khi xác định được nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa do chưa thích nghi với sữa thì vẫn có thể cho trẻ sử dụng sữa đó, nhưng với số lượng ít hơn dần dần trẻ sẽ thích nghi và không còn tình trạng rối loạn tiêu hóa nữa”.

Cha mẹ cần làm gì khi bé bị phản ứng với sữa?

Theo bác sĩ Hoàng Công Trang, khi cho trẻ dùng các sản phẩm sữa, cha mẹ hoặc người lớn cần chú ý đến các biểu hiện lạ của trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định đúng nguyên nhân, điều trị đúng cách, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tiêu hóa cho trẻ.

Bởi không ít trẻ rối loạn tiêu hóa do dị ứng đạm sữa bò và chỉ cần đổi sữa là trẻ bình thường trở lại mà không cần dùng thuốc. Hơn nữa, việc tự ý cho trẻ dùng thuốc không qua thăm khám, không theo chỉ định của bác sĩ có thể nguy hại đến sức khỏe, tính mạng trẻ.

sua-tuoi

Để hấp thụ tốt nhất các thành phần dinh dưỡng, vi chất trong sữa thì không nên uống vào lúc đói và cũng không nên cho trẻ uống quá nhiều, uống quá no vì trẻ có thể sẽ bị nôn, trớ.

Phần sữa không uống hết không nên để lưu cữu sang bữa sau để tránh bị lên men, nhiễm khuẩn. Cho trẻ uống sữa không đúng cách sẽ làm hệ tiêu hóa non nớt của trẻ tổn thương.

Đồng thời, cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, rửa tay, rửa cốc chén trước khi lấy sữa cho trẻ uống. Khi trẻ chẳng may mắc một bệnh lý nào đó cần phải dùng thuốc thì không nên cho trẻ uống thuốc cùng với sữa. Nhiều cha mẹ cho rằng làm như vậy trẻ sẽ dễ uống thuốc hơn, nhưng thực tế cách làm này sẽ thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của cả sữa và thuốc.

Nếu trẻ chẳng may bị rối loạn tiêu hóa do sữa thì đầu tiên phải dừng ngay sữa lại, không nên cho trẻ tiếp tục uống loại sữa đã nghi ngờ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ.

Sau đó, cha mẹ nên cho bé đến bệnh viện để các bác sĩ nhi khoa thăm khám tổng quát, làm các xét nghiệm cần thiết và trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có phương án điều trị cụ thể cho từng trẻ.

Ngọc Nga-Lý Lĩnh/GIADNHMOI.VN

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính