Tin tức giáo dục mới nhất, hay nhất và nóng nhất hôm nay ngày 1/7. Cập nhật các thông tin đáng quan tâm nhất về giáo dục 24h qua.
Cập nhật liên tục thông tin, tin tức giáo dục, thi cử, thầy giáo, học sinh mới nhất 24h hôm nay ngày 30/6/2019.
Từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng thêm 100.000 đồng/tháng nên tiền lương của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT cũng được điều chỉnh tăng theo cho phù hợp với Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Khi mức lương tăng lên 1.490.000 đồng thì thu nhập của giáo viên vùng khó khăn sẽ tăng lên đáng kể, có giáo viên nhận trên 25 triệu đồng/tháng.
Bởi theo nghị định 116/2011/NĐCP và nghị định 19/2013/NĐCP của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ quản lý, nhà giáo công tác ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng: phụ cấp ưu đãi 70%, phụ cấp thu hút 70%. Nếu vùng khó khăn từ 5 năm trở lên thì ngoài các khoản trên còn được hưởng thêm phụ cấp lâu năm của vùng khó khăn từ 0,5 – 1,0 x mức lương cơ sở, các khoản phụ cấp khác...
Công thức tính: Lương = Hệ số lương x 1490000
Phụ cấp thâm niên công tác đủ 5 năm là 5% x hệ số lương x 1490000, sau đó cứ mỗi năm công tác tăng thêm 1%.
Phụ cấp ưu đãi = Hệ số lương x 1490000 x 70%
Phụ cấp thu hút = Hệ số lương x 1490000 x 70%
Đóng bảo hiểm xã hội = 10.5% x (Lương + phụ cấp thâm niên)
Thực nhận = Lương + phụ cấp thâm niên + phụ cấp ưu đãi + phụ cấp thu hút – đóng bảo hiểm xã hội.
Luật GDĐH sửa đổi quy định rõ hệ thống cơ sở GDĐH gồm: ĐH và trường ĐH, tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam, khắc phục một số vấn đề bất cập nhưng vẫn đảm bảo ổn định hệ thống để phát triển.
Luật cũng làm rõ vấn đề sở hữu; tạo sự bình đẳng giữa cơ sở GDĐH công lập và tư thục, thúc đẩy sự phát triển của cơ sở GDĐH tư thục.
Luật cũng mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ ĐH trong toàn hệ thống, trong đó quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH trong việc xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở GDĐH...
Ngày 30/6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trực tiếp kiểm tra công tác chấm thi của Hội đồng thi Bình Định.
Trao đổi với lãnh đạo Hội đồng thi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh việc chấm thi phải an toàn, nghiêm túc, trung thực, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, gian lận hoặc sai sót. Tất cả các khâu của công tác chấm thi phải được thực hiện đúng quy chế.