Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng tránh bệnh bạch hầu hữu hiệu nhất. Nhưng đi tiêm vắc-xin phòng bạch hầu ở đâu và người lớn có cần tiêm không, đang là những câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Theo chia sẻ của ThS.BSCKII Trần Duy Hưng, Trưởng Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh bạch hầu không có vắc-xin đơn lẻ, đối với trẻ nhỏ, vắc-xin phòng bệnh bạch hầu được tiêm lồng ghép trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Ở Chương trình Tiêm chủng quốc gia, vắc-xin phòng bệnh bạch hầu được tiêm lồng ghép như sau:
- Vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – viêm gan B (DPT-VGB-Hib): Tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi.
- Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván: Tiêm khi trẻ 16-18 tháng tuổi.
Hiện các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng được miễn phí hoàn toàn khi các bé tiêm tại các trạm y tế xã, phường, Trung tâm y tế quận, huyện trong cả nước.
Theo đó, vắc-xin này được làm từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và vắc-xin ho gà ở dạng dung dịch. Lịch tiêm cơ bản của vắc-xin tối thiểu 3 liều, với lịch tiêm như sau:
Ngoài tiêm vắc-xin bạch hầu được lồng ghép trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại các trạm y tế xã, phường, trung tâm y tế quận, huyện, cha mẹ cũng có thể tiêm vắc-xin phòng bạch hầu tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.
Về vắc-xin dịch vụ, bạch hầu được tiêm lồng ghép như sau:
- Vắc-xin 6 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib – viêm gan B hoặc vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – bại liệt: Tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và khi trẻ 16-18 tháng tuổi.
- Vắc xin 4 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt: Khi trẻ 4-6 tuổi.
- Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván: Đối với trẻ trên 4 tuổi và người lớn, thường được khuyến cáo tiêm nhắc mũi vắc-xin này mỗi 10 năm một lần.
Cha mẹ có thể đưa trẻ đến các trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở tiêm chủng dịch vụ để các nhân viên y tế thăm khám và có hướng dẫn phù hợp.
Với trẻ lớn và người lớn có tiền sử tiêm chủng không đầy đủ, không rõ ràng cũng nên đến các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn sử dụng vắc-xin phòng bệnh bạch hầu phù hợp.
Trẻ lớn và người lớn tiêm phòng ngừa, tiêm nhắc lại có thể tiêm loại thu phí có lồng ghép bạch hầu, ho gà, uốn ván tại các cơ sở tiêm chủng.
1. Trung tâm Tiêm chủng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Địa chỉ: Số 131 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
2. Trung tâm y tế dự phòng Thành phố Hà Nội
Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
3. Phòng tiêm chủng SAFPO
Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
4. Phòng tư vấn sức khỏe
Địa chỉ: 50C Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
5. Bệnh viện Việt Pháp
Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
6. Bệnh viện Nhi Trung ương
Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội.
7. Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế
Địa chỉ: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
8. Phòng tiêm chủng Quốc tế
Địa chỉ: Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội
1.Bênh viện Từ Dũ
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.HCM
2. Bệnh viện phụ sản Mekong
Địa chỉ: 243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Q. Tân Bình, TP.HCM
3. Viện Pasteur HCM
167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
4. Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM
Địa chỉ: 180 Lê Văn Sỹ, phường 10 quận Phú Nhuận. TP.HCM
5. Bệnh viện Nhi Đồng 1
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh – P.10 – Q.10 – TP.Hồ Chí Minh
6. Bệnh viện Nhi Đồng 2
Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
7. Bệnh viện Phụ sản Quốc tế
Địa chỉ: 63 Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP.HCM
8. Bệnh viện An Sinh
Địa chỉ: 10 Trần Huy Liệu, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM