13 điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn để tránh vận xui theo quan niệm dân gian

Tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn, tháng không may mắn, xui xẻo theo quan niệm dân gian. Tuy nhiên, tháng 7 âm lịch có thực sự làm tháng xui xẻo như dân gian thường truyền miệng?

Tháng cô hồn là gì?

Theo quan niệm của người phương đông, tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch, được coi là tháng may mắn, xui xẻo...

Quan niệm này bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc. Họ cho rằng, từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian.

Sau đó, cánh cửa sẽ đóng lại đúng vào đêm 14/7 âm lịch. Để tránh quỷ đói quấy phá cuộc sống, người dân nên cúng cháo, gạo…

Do đó, dân gian ta quan niệm trong tháng 7 âm lịch, chúng ta không nên tiến hành những việc đại sự của bản thân và gia đình để tránh những điều không hay.

Và cũng trong tháng này, người dân nên làm nhiều việc thiện, cúng cô hồn...

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác.

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn theo quan niệm dân gian

Dưới đây là một số điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn theo dân gian truyền miệng:

- Không tuỳ tiện đốt vàng mã trước cửa nhà (tránh việc các vong bu đến vòi vĩnh).

- Nếu cúng vong và có rắc gạo muối không được để 1 hạt nào vương trong nhà (tránh việc vong nhặt ăn và đi vào nhà).

- Hạn chế treo chuông gió, đây là dụng cụ kêu leng keng khá vui tai, nhưng có những nơi tiếng leng keng đó có thể chiêu ma gọi quỷ.

- Không phơi quần áo sau 11 giờ đêm tránh ma quỷ nhập vào mượn mặc).

- Không nên bơi lội ở ao, đầm, hồ (tránh việc ma nam từng chết đuối, sẽ tìm cách kéo chân người khác chết thay để thế chỗ mà rời đi).

- Không nhặt tiền rơi bạc vãi trên đường (rất có thể đấy là tiền cúng vong, bạn nhặt đi là kết 1 mối nhân quả với các vong).

- Hạn chế đi đêm về khuya, sau 22 giờ tối là giờ dễ bị các vong ảnh hưởng.

- Khi đi xe mà cảm giác tay lái rung lắc, bánh xe chao đảo nên dừng xe lại bên đường, tắt máy chờ 1 lúc mới đi tiếp.

- Hạn chế kể truyện ma, trêu đùa việc ma quỷ, báng bổ.

- Thần cây đa, ma cây gạo vì thế tránh đi qua, ngồi hóng ở dưới hay hái cành bẻ lá. Đây là nơi có quan niệm các vong thiêng hay tụ tập.

- Hạn chế những việc như sử dụng gương sau 12 giờ đêm (do quan niệm có thể nhìn thấy sự khác nhau trong ảnh chiếu của mình, gương là dụng cụ liên kết với 1 chiều không gian khác).

- Hạn chế giả ma hù doạ người yếu bóng vía, hạn chế thang đi đêm hoặc sử dụng thủ thuật cầu cơ (dễ chiêu hồn về nhưng cực khó tiễn hồn đi).

- Không nên nhặt tiền rơi vãi, vật phẩm linh tinh trên đường. Do đấy có thể là vật phẩm cúng vong linh, vật phẩm được vứt đi để giải hạn. Rước về nhà sẽ rước xui xẻo vào thân.

Tháng cô hồn có thực sự xui xẻo?

Theo Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không có tháng nào gọi là tháng cô hồn trong kinh điển của Phật giáo.

Từ cô hồn chỉ là một ý nhỏ trong một lễ lớn của Phật giáo.

Phật giáo có bốn ơn lớn: Ơn tam bảo; ơn quốc gia xã hội; ơn cha mẹ sinh thành và thầy cô dạy bảo; ơn tất cả mọi loại chúng sinh.

Riêng tháng 7 âm lịch, Phật giáo nặng về ơn cha mẹ sinh thành nhất, vì vậy mới có quan niệm: "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng 7".

Tháng 7 là tiết xá tội vong nhân, vì nhờ ơn của đức Phật mà tất cả các vong linh bị đoạ trong chốn khổ đau được tế bạt, siêu thoát.

Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ông bà tổ tiên chúng ta kết hợp cùng với lễ đạo hiếu, để báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Phật giáo quan niệm phải yêu thương tất cả mọi loài, kể cả những người không mồ không mả, chết không thờ tự hay còn gọi là cô hồn.

Cúng Rằm tháng 7 để tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, trên tinh thần của Phật giáo là yêu thương muôn loài, nên khi cúng người ta cúng cả cho những cô hồn không mồ mả, không con cháu hương hoả.

Đứng trên góc độ Phật giáo, trong tháng 7 âm lịch, mọi người không phải kiêng những điều như dân gian lan truyền.

Có thể thấy, những điều nên làm và cần kiêng kỵ trong tháng cô hồn đều là những tín ngưỡng dân gian mà không ai hay một ngành khoa học nào có thể kiểm chứng đúng sai.

Tuy nhiên, việc kiêng kỵ này cũng chỉ mang tính chất tương đối. Nếu tin vào những điều không căn cứ, dựa trên sự hiểu biết của chính mình thì rất dễ rơi vào niềm mê tín tiêu cực.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo

Hoàng Nguyên (tổng hợp)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan