Sinh viên là đối tượng tham gia BHYT ở trường, vậy nếu dùng thẻ BHYT để khám chữa bệnh ở quê thì có được hưởng BHYT không, mức hưởng cụ thể như thế nào?
Điểm c Khoản 3 và 4 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế có sửa đổi, bổ sung 2014 nêu rõ:
Trường hợp người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định sau:
+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh kể từ ngày 1/1/2016.
Như vậy, theo quy định của Luật BHYT hiện hành, chỉ cần có thẻ BHYT thì có thể đi khám chữa bệnh toàn quốc tại bệnh viện tuyến huyện và hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh. Vì thế, nếu sinh viên muốn đi khám chữa bệnh ở quê thì có thể tới bệnh viện tuyến huyện để khám chữa.
Khoản B Điều 12 Luật BHYT có sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: Học sinh, sinh viên thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Điểm G Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
Mức hưởng BHYT của các đối tượng được quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật BHYT
Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh theo quy định tại Điều 26, 27, 28 của Luật BHYT, tại Khoản 4, 5 và Điều 22 thì được quỹ bảo hiểm thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
- Hưởng 100% chi phí với các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11, 17 Điều 3 Nghị định này.
- Hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT và không giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư...
- Hưởng 100% chi phí tại tuyến xã;
- Hưởng 100% chi phí cho 1 lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
- Hưởng 100% đối tượng tham gia tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp KCB không đúng tuyến.
- Hưởng 95% đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này.
- Hưởng 80% với các đối tượng khác.
Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 nêu rõ: