Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng vừa bị buộc phải sám hối Đại Tăng. Vậy sám hối Đại Tăng là gì?
Sám hối được hiểu là ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm mình đã gây ra trong quá khứ và nguyện không tái phạm phải lỗi đó nữa.
Trong một số tài liệu về Phật giáo có ghi, sám hối là một trong những pháp tu tập trong Phật giáo. Nó được xem là phương pháp rất tích cực, hữu hiệu trong việc ngăn chặn sự tái diễn của những hành vi bất thiện.
Việc sám hối sẽ giúp chuyển hóa nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi đã mắc phải trong quá khứ và hiện tại giúp cuộc sống tiến bộ hơn đồng thời mang lại nhiều phước báu.
Ngoài ra, sám hối còn giúp diệt trừ những tánh xấu đồng thời ngăn chặn những việc làm sai trái trong tương lai, mang đến cuộc sống an vui, tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
Sám hối Đại Tăng có thể hiểu như sau: Đại Tăng là chư Tăng. Là trước các thầy lớn. Đại Tăng là chư Tăng đông đảo. Người có lỗi lớn cần phải cầu thỉnh Đại Tăng để sắm hối.
Trong đạo Phật, người ta chia thành các hình thức sám hối sau:
- Tác pháp sám hối
Tác pháp sám hối có nghĩa là khi mắc phải những lỗi lầm sẽ phải lập đàn tràng rồi thỉnh các vị Cao Tăng thanh tịnh đến chứng minh, chú nguyện. Điều quan trọng nhất là phải thành thật bày bỏ hết tội lỗi của mình sao cho thành khẩn nhất.
Người mắc lỗi phải biết chí tâm ăn năn đồng thời một lòng nguyện không tái phạm. Chính nhờ sự thành tâm cùng sự chú nguyện của chư Tăng thì giới thể sẽ được thanh tịnh.
- Hồng danh sám hối
Đây là pháp sám hối trì niệm nên danh hiệu Phật đồng thời nghĩ đến oai đức vô biên và những công hạnh cao đẹp, hoàn mỹ của chư Phật mà tự tâm ta phải nguyện thực hành theo để chuyển đổi tâm xấu ác của mình.
Tổng cộng gồm 108 lạy, cũng để ám chỉ 108 phiền não. Hồng Danh của chư Phật có công đức không thể nghĩ bàn nên Ngài Bất Động pháp sư đã soạn thành nghi thức sám hối mà hầu hết hiện nay các chùa đều thực hành.
Thủ tướng sám hối
Là một pháp sám hối thuộc về quán tưởng ở bậc rất cao và khó hơn pháp trước, dành cho người ta hành có trình độ cao hoặc ở chỗ không có Tăng.
Trước tiên phải đến trước tượng Phật thành tâm lễ bái, cung kính, trình bày những tội lỗi đã phạm vả nguyện ăn năn, chừa bỏ. Cứ làm như vậy đến khi nào thấy được hảo tướng như: Hào quang, Phật hay Bồ-tát đến xoa đầu thì mới có kết quả.
Vô danh sám hối
Thế nào gọi là vô danh (vô danh) các bậc Thánh không còn sanh tử, thanh tịnh hoàn toàn gọi là vô sanh. Đây là một phương pháp siêu việt rất cao và khó chỉ có bậc thượng căn mới có thể hành trì.
Ngoài ra còn rất nhiều cách sám hối phổ biến như : Lạy Ngũ Bách Danh, lạy Kinh Vạn Phật hay lạy kinh Lương Hoàng Sám,v.v…tùy căn cơ mà dụng cho có kết quả trọn vẹn.
Khi sám hối người mắc lỗi phải xem xét lại tội lỗi của mình gây ra và thành tâm ăn năn, tự mình cải thiện không lặp lại hành động đó.
Trong đạo Phật, ngày 14 và ngày 30 âm lịch hàng tháng được chọn làm ngày để sám hối. Vào ngày này, các Phật Tử sẽ đến chùa đọc kinh và lạy Hồng Danh 108 Đức Phật.
Tuy nhiên, không phải cứ đọc kinh và lạy xong là đã sám hối thành công mà đây chỉ là phương tiện để thông qua kinh kệ giúp người mắc lỗi thức tỉnh và biết ăn năn hối lỗi những việc xấu mà mình gây ra.