Quả na với vị ngọt, thơm mát đang vào mùa chín rộ, được nhiều chị em lựa chọn như thứ hoa quả bổ dưỡng cho cả gia đình. Tuy chứa vậy, có những đối tượng sau đây nên đặc biệt lưu ý khi ăn na vì không phải lúc nào na cũng có tác dụng tốt.
Na là loại quả thơm ngon nhưng có nhiều hạt, vì vậy khi cho trẻ em ăn cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Với trẻ em dưới 10 tuổi kỹ năng nhai, lựa hạt chưa tốt, cha mẹ nên cắt nửa quả na, xúc phần thịt quả ra và lựa hết hạt sau đó mới cho con ăn.
Hạt na chứa rất nhiều độc tố bên trong (người Việt Nam có bài thuốc chữa chấy, rận bằng hạt na) vì vậy hết sức cảnh giác khi cho bé ăn na.
Nếu bé nuốt phải hạt na trong khi ăn sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa. Hoặc khi người lớn ăn bên cạnh mà không để ý bé có thể nhặt hạt na nhét vào mũi, họng, tai... sẽ rất nguy hiểm.
Trong quả na chứa hàm lượng đường tự nhiên tương đối cao, nêb những người bị bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên ăn nhiều na, nhất là phụ nữ mang thai từng bị bệnh tiểu đường.
Với những người này chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả na/ngày là vừa đủ, sẽ không làm tăng hàm lượng đường trong cơ thể.
Đây là đối tượng cần cân nhắc liều lượng khi ăn na. Trong quả na, đặc biệt những quả chưa chín hẳn, có hàm lượng chất tanin – một chất làm tăng nguy cơ tích đọng chất thải trong cơ thể. Chính vì vậy mà quả na phơi khô, tán bột có thể dùng làm bài thuốc chữa tiêu chảy.
Những người bị táo bón kinh niên đừng nên ăn quá nhiều na, dù loại quả này thực sự hấp dẫn.
Người nóng nhiệt, hay mọc mụn
Đối với những người cơ địa nóng, có làn da nhạy cảm dễ bị mọc mụn thì việc ăn nhiều na càng làm mụn nhọt mọc lên “tưng bừng”. Vì vậy, quả na là thực phẩm kiêng kỵ với người thể nóng nhiệt.
Người gầy, đang muốn tăng cân
Nếu đang muốn tăng cân mà ngày nào cũng ăn na thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Tuy na ngọt nhưng lại có công dụng giảm cân rất tốt. Do hàm lượng vitamin C tương đối cao, không có cholesterol cùng với chất béo bão hòa, có hàm lượng natri thấp nên ăn na đều đều hàng ngày sẽ giúp cơ thể mảnh mai hơn.