Mẹ 'gieo' bệnh tai mũi họng cho con vì quá bận rộn

Thời tiết giao mùa ở miền Bắc với nhiệt độ nóng ẩm thất thường làm cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều trẻ phải nhập viện vì bệnh cúm mùa, bệnh đường hô hấp.

 

PGS.TS.BS Hà Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Nông Nghiệp thăm khám cho bệnh nhân

Chớ coi thường cúm mùa

Chia sẻ với Gia Đình Mới, PGS.TS.BS Hà Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Nông Nghiệp cho biết: “Thời điểm này, mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận khoảng 60 ca cấp cứu, trong đó bệnh nhi chiếm khoảng 30%.

Bệnh nhi vào viện mùa này chủ yếu là mắc cúm mùa, bệnh lý đường hô hấp. Mà nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết thay đổi nóng lạnh thất thường khiến cơ thể trẻ không thích ứng kịp, làm các bệnh lý hô hấp, bệnh cúm mùa tăng lên.

Một nguyên nhân chủ quan nữa là do cha mẹ quá bận rộn công việc, không có thời gian chăm sóc, vệ sinh đường hô hấp cho con sạch sẽ, không biết cách phòng bệnh cho con.

Vậy nên, khi trẻ chẳng may mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị giảm, cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, trẻ dễ bị bội nhiễm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác”.

Thời tiết chuyển mùa, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp

Vị chuyên gia nhi khoa này cũng cho biết thêm, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm gây nên (thường là do các chủng vi rút cúm A H3N2, H1N1, H5N1... Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua nước bọt, dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc, tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh...

Bệnh xuất hiện quanh năm và thường tăng cao hơn vào mùa đông xuân, với thời tiết nóng lạnh thất thường, độ ẩm và nhiệt độ thuận lợi cho vi rút cúm phát triển.Và trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ mắc cúm mùa, nguyên nhân là do sức đề kháng của cơ thể kém, hệ thống niêm mạc mũi họng của trẻ dễ bị kích thích, vi rút dễ xâm nhập và gây bệnh.

Bệnh cúm mùa có thể diễn biến nặng trong trường hợp cúm gây viêm phổi, hoặc có tình trạng suy hô hấp, khó thở, mệt mỏi hoặc cúm gây viêm nhiễm đường hô hấp nặng hoặc mắc cúm trên những cơ địa mắc bệnh lý mạn tính nào đó.

Chăm sóc và điều trị khi con bị cúm mùa

Bác sĩ Tùng cho hay, thông thường trẻ mắc cúm sẽ tự khỏi sau 3 - 5 ngày, không cần phải nhập viện điều trị. Điều cha mẹ cần làm là dùng thuốc hạ sốt tại nhà (chỉ dùng thuốc paracetamol).

Bên cạnh đó, để giảm biến chứng nặng cho trẻ, cha mẹ cần chăm sóc tốt, vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác, vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ.

Việc giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời trở lạnh về đêm và sáng sớm, mặc thoáng mát lúc trưa hửng nắng cũng rất quan trọng giúp bệnh của trẻ không trở nặng.

PGS TS Hà Hữu Tùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp

Ngoài ra, việc chăm sóc dinh dưỡng cho con trẻ trong những ngày trẻ bị cúm cũng góp phần nâng cao thể trạng, giúp bệnh sớm thuyên giảm. Cha mẹ cần nhớ rằng, mỗi loại thực phẩm chứa dinh dưỡng với tỷ lệ khác nhau nên phải phối hợp một cách khoa học, hợp lý và đa dạng thực phẩm. Nếu trẻ không có cơ địa dị ứng thì không phải kiêng khem quá mức để rồi trẻ bị thiếu vi chất.

Tô màu bữa ăn của trẻ sẽ giúp cân bằng cả 4 nhóm thực phẩm là chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Và cần chế biến các món ăn mềm, lỏng để trẻ dễ ăn, dễ hấp thu.

Nên sử dụng, phối hợp cả thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật trong từng món ăn và từng bữa ăn để có chế độ ăn hợp lý giàu dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe.

Đồng thời, không quên đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm. Thực hiện cho trẻ ăn chín, uống sôi, không cho trẻ ăn các loại thịt gia cầm ốm, chết…

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị cúm, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu tăng nặng như sốt cao liên tục, ho nhiều, đau rát họng, mệt mỏi… thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Trẻ bị cúm mùa có chỉ định nhập viện điều trị trong trường hợp cúm gây viêm phổi, hoặc có tình trạng suy hô hấp, khó thở, mệt mỏi hoặc cúm gây viêm nhiễm đường hô hấp nặng.

Khi trẻ nằm viện thì nên hạn chế các tiếp xúc không cần thiết như quá nhiều người thăm nom, mang mầm bệnh khác đến cho trẻ và mang vi rút cúm ra cộng đồng./.

Dấu hiệu nhận biết con bị cúm mùa

Theo PGS.TS.BS Hà Hữu Tùng, biểu hiện chung của trẻ khi bị cúm là sốt cao, có thể sốt cao liên tục 39 - 40 độ, trẻ có cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, ăn không ngon, nhức đầu, chóng mặt, trẻ yếu ớt không có sức lực… 

Đồng thời, trẻ có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như chảy nước mũi, ho, trẻ lớn đau rát họng, đặc biệt khi khám thấy họng viêm đỏ rất rõ, một số trẻ có viêm phế quản. 

Khi trẻ có triệu chứng ho, sốt, đau đầu, mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời. Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng một số thảo dược thiên nhiên như dùng mơ, gừng, lá hẹ, húng chanh hay được bào chế dưới dạng siro ho… để chữa các triệu chứng ho do thay đổi thời tiết cho trẻ.

                                                                                Linh Nhi/GiaDinhMoi

Bài liên quan

Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ là một sản phẩm mới phát triển của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà. Sản phẩm có tác dụng: chữa ho tiêu đờm, chuyên trị ho cảm, ho gió, ho khan, viêm phế quản.

Được chiết xuất từ các loại thảo dược đứng đầu trong bảng danh mục những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam có công dụng chỉ ho (chữa ho), nhuận phế và trừ đàm, nổi bật là thành phần hoạt chất stemonin có trong cây Bách bộ có tác dụng giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho do đó làm giảm ho hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Ưu điểm của siro ho Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ so với các sản phẩm cùng loại khác có trên thị trường là dùng đường không năng lượng (đường Sucralose không calo).

Sản phẩm thích hợp với người tiểu đường, nguy cơ tiểu đường, người béo phì, nguy cơ béo phì, trẻ em, người đang ở chế độ ăn kiêng. Đặc biệt sản phẩm còn dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm:

-Website: bophekhongduong.vn

-Hotline: 18001155

(Giấy phép quảng cáo số: 0493/2017/XNQC/QLD) 


Tin liên quan