Để chống lại dịch cúm mùa đông, có thể bạn cần một “chiếc chăn 37 độ” – câu nói đùa này gần đây đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh là hoàn toàn có căn cứ nghiêm túc.
Các nhà khoa học cho rằng những người duy trì “chuyện yêu” 1 đến 2 lần/tuần giúp hình thành một loại kháng thể khiến họ không mắc cảm lạnh, sụt sịt như những người có mật độ sex thưa thớt hơn.
Kháng thể này có tên là Immunoglobulin A (IgA), giúp tạo ra một barrier chống lại các căn bệnh.
Tuy nhiên, điều đặc biệt đáng lưu ý là những người có hoạt động tình dục nhiều hơn 2 lần/tuần lại có mức IgA thấp đi.
Nghiên cứu trên được tiến hành bởi Giáo sư tâm lý Carl Charnetski và Giáo sư Francis Brennan (Đại học Wilkes, bang Pennsylvania, Mỹ).
Các nhà khoa học đã tập hợp dữ liệu của 111 sinh viên, bao gồm 44 nam và 67 nữ. Họ cung cấp thông tin về mức độ thường xuyên của chuyện chăn gối. Có 3 nhóm được khảo sát: quan hệ không thường xuyên (dưới 1 lần/tuần), quan hệ thường xuyên (1 – 2 lần/tuần) và rất thường xuyên (nhiều hơn 3 lần/tuần).
Các thông tin về thời gian kéo dài của “chuyện yêu” cũng như mức độ thỏa mãn của các tình nguyện viên cũng được thu thập.
Các chuyên gia sau đó sẽ đo mức độ hoạt động của hệ miễn dịch, bằng cách kiểm tra nồng độ IgA trong nước bọt của họ.
“Chúng tôi đã phát hiện ra nồng độ IgA tập trung nhiều nhất trong nhóm có quan hệ thường xuyên, cao hơn tới 1/3 so với 2 nhóm còn lại” – Giáo sư Charnetski cho biết.
Sau khi công bố các nghiên cứu trên, các nhà khoa học đang tiến hành tìm hiểu tiếp về cách mà cảm giác yêu ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Họ dự kiến sẽ công bố các kết quả vào tháng Tư/2018.
Theo Daily Mail