Người cao tuổi đã tham gia xây dựng quy ước làng xã, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, hòa giải tranh chấp, mâu thuẫn tại cộng đồng, tích cực tham gia xây dựng đời sống xã hội lành mạnh, kh
80% người cao tuổi sống với con cái
Trong gia đình, phần lớn người cao tuổi có cuộc sống hòa hợp với các thế hệ con cháu. Tại Việt Nam, có đến 80% số người cao tuổi sống với con cái trong gia đình.
Ðây không chỉ là đáp ứng về nơi ở, đáp ứng về đời sống vật chất mà ý nghĩa lớn lao là đáp ứng về đời sống tình cảm, tinh thần của người cao tuổi. Gia đình và xã hội tích cực hưởng ứng các cuộc vận động của Hội Người cao tuổi các cấp về xây dựng 'Gia đình văn hóa' và 'Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo'...
Thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hòa với tiến bộ và công bằng xã hội, những năm qua Việt Nam ngày càng quan tâm tới phúc lợi xã hội cho người dân, trong đó có người cao tuổi.
Hiện nay, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73 tuổi, và tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) tăng từ 7,15% năm 1989 lên 8,93% năm 2009. Theo dự báo, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam sẽ tăng đột biến từ năm 2010 và có thể đạt 16,8% vào năm 2029.
Chính sách trợ giúp người cao tuổi của Việt Nam được quy định trong Pháp lệnh người cao tuổi năm 2000, Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010...
Ðể có được hành lang pháp lý toàn diện, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi, năm 2009, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Người cao tuổi.
Trong đó quy định cụ thể việc: bố trí ngân sách hằng năm; bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi; lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội; phát triển ngành lão khoa; khuyến khích tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khỏe; tham gia học tập, hoạt động văn hóa, tinh thần...; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
Ðây là sự cố gắng và nỗ lực của nhân dân Việt Nam đối với người cao tuổi.
Thời gian qua, công tác về người cao tuổi ngày càng được quan tâm. Vai trò của người cao tuổi ngày càng được phát huy.
Hầu hết, người cao tuổi đã tham gia xây dựng quy ước làng xã, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, hòa giải tranh chấp, mâu thuẫn tại cộng đồng, tích cực tham gia xây dựng đời sống xã hội lành mạnh, khôi phục truyền thống văn hóa, truyền thụ kiến thức văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ năng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ.
Ðời sống người cao tuổi ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã có chuyển biến rõ rệt. Có 93,8% số người cao tuổi được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình; người cao tuổi thuộc diện nghèo, khi ốm đau, có nhu cầu, đều được khám, chữa bệnh miễn phí.
Chương trình làm nhà ở cho người cao tuổi nghèo đạt kết quả khả quan và được lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và phong trào chăm sóc người cao tuổi. Trong những năm qua, đã có 34% số hộ có người cao tuổi được xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, trong đó khoảng 32% do Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ.
Trong gia đình, phần lớn người cao tuổi có cuộc sống hòa hợp với các thế hệ con cháu. Ðây không chỉ là đáp ứng về nơi ở, đáp ứng về đời sống vật chất mà ý nghĩa lớn lao là đáp ứng về đời sống tình cảm, tinh thần của người cao tuổi.
Gia đình và xã hội tích cực hưởng ứng các cuộc vận động của Hội Người cao tuổi các cấp về xây dựng 'Gia đình văn hóa' và 'Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo'...
Trong xã hội, phong trào thi đua chăm sóc người cao tuổi được triển khai rộng khắp bằng nhiều hoạt động cụ thể, như: Cuộc vận động xóa nhà tạm cho hộ người cao tuổi nghèo, tham gia thực hiện chính sách cho người cao tuổi...
Bên cạnh sự quan tâm của Nhà nước, bản thân người cao tuổi đã nỗ lực tham gia đóng góp cho xã hội, tham gia các hoạt động của Hội Người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học và các tổ chức xã hội.
Những khó khăn của người cao tuổi Việt Nam
Tuy nhiên, người cao tuổi ở Việt Nam cũng còn gặp nhiều khó khăn. Tuy tuổi thọ trung bình của người dân nước ta là 73 tuổi, nhưng khoảng 95% số người cao tuổi có bệnh. Do đó, có tới 23% số người cao tuổi gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày.
Mặt khác, có khoảng 8% số người cao tuổi sống độc thân tại cộng đồng và 13% có cả hai vợ chồng đang sống là người cao tuổi và không có con cháu chăm sóc. Do đó, thách thức lớn nhất hiện nay của nước ta là thiếu các dịch vụ công tác xã hội và dịch vụ trị liệu, tâm lý đối với người cao tuổi.
Thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa tới người cao tuổi, cụ thể là triển khai thực hiện đầy đủ Luật Người cao tuổi để tiếp tục phát huy vai trò và kinh nghiệm của người cao tuổi trong các lĩnh vực đời sống xã hội; tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia có hiệu quả các hoạt động phù hợp với nhu cầu, khả năng; thực hiện bình đẳng trong thụ hưởng những thành quả của quá trình phát triển.
Giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, củng cố các thiết chế gia đình để chăm sóc tốt hơn người cao tuổi. Phát triển các dịch vụ công tác xã hội, trợ giúp tâm lý cho người cao tuổi tại cộng đồng và gia đình.
Trong đó, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa là một trong những đối tượng ưu tiên hàng đầu trong hệ thống chính sách trợ giúp xã hội nói riêng và hệ thống chính sách an sinh xã hội nói chung.
Ưu tiên trợ giúp người cao tuổi nghèo về nhà ở giai đoạn 2011 - 2015, trong đó giải quyết cơ bản nhu cầu nhà ở của người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa; chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu cơ bản về đời sống văn hóa tinh thần của người cao tuổi.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Phúc lợi xã hội và phát triển ASEAN lần thứ 7 vừa diễn ra tại Bru-nây Ða-ru-sa-lam từ ngày 23 đến ngày 28-11-2010, Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong khu vực về công tác chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt là trong việc củng cố thiết chế gia đình để chăm sóc người cao tuổi.
Cũng tại Hội nghị này, các nước ASEAN đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về công tác người cao tuổi. Hiện nay, tại các nước như Mi-an-ma, Thái-lan, Xin-ga-po... tỷ lệ người cao tuổi đều chiếm khoảng 10% dân số, trong khi tại một số nước khác nhu Bru-nây, Lào, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin... tỷ lệ người cao tuổi vẫn còn thấp hơn, nhưng nhìn chung tỷ lệ dân số cao tuổi đang ngày càng gia tăng tại các nước ASEAN trong những năm tới.
Sau khi trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, 10 nước ASEAN đã thống nhất cao trong việc ra Tuyên bố chung về việc Củng cố thiết chế gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi với những nội dung sau đây: Xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng vào con người, bảo đảm phúc lợi và phát triển của người dân, trong đó ưu tiên nhóm yếu thế và người cao tuổi.
Tăng cường phúc lợi xã hội, tạo cơ hội để người dân được tiếp cận bình đẳng, công bằng với các dịch vụ xã hội cơ bản, để có cuộc sống ngày càng tốt hơn, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN đùm bọc và chia sẻ vào năm 2015. Mỗi nước sẽ có chương trình và kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ về phúc lợi xã hội, gia đình, người cao tuổi.
Ðánh giá những tác động về mặt xã hội của xu hướng dân số già ngày càng tăng khi tuổi thọ người dân ngày càng cao và nhu cầu giải quyết những thách thức trong việc chăm sóc người cao tuổi nói chung và hỗ trợ đầy đủ cho người cao tuổi cần sự hỗ trợ của xã hội.
Nhận thức tầm quan trọng của gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, vai trò của Chính phủ và sự tham gia của cộng đồng xã hội, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự gắn kết giữa nhiều thế hệ cũng như việc xã hội hóa trong chăm sóc người cao tuổi, để họ có tuổi già vui khỏe, hạnh phúc.
Ðể thực hiện các nội dung nói trên, các nước cùng thống nhất những nỗ lực cụ thể như: Xây dựng hệ thống hỗ trợ xã hội và chương trình giáo dục nhằm thúc đẩy khả năng chăm sóc người cao tuổi của các gia đình; cung cấp sự chăm sóc đầy đủ, bao gồm phương pháp tiếp cận sử dụng các tình nguyện viên tại cộng đồng và tất cả những hình thức chăm sóc thay thế ở gia đình và cộng đồng, cho những người cao tuổi đơn thân (không có gia đình); thúc đẩy việc người cao tuổi tự chăm sóc cho bản thân và tạo điều kiện tăng cường chất lượng của cuộc sống và để họ có thể làm việc và sống độc lập trong cộng đồng của chính mình; tạo cơ hội phát triển cá nhân, tự lập và hạnh phúc trong cả cuộc đời cũng như trong thời gian cuối của cuộc đời, thí dụ như thông qua tiếp cận các dịch vụ, nguồn lực, đào tạo kỹ năng, học tập suốt đời và tham gia vào cộng đồng...
(Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng)