Cách sắp lễ và hành lễ cúng tiết Thanh minh chuẩn nhất

Tiết Thanh minh là một ngày lễ cổ truyền có nguồn gốc từ Trung Hoa và sau đó du nhập sang Việt Nam, thể hiện lòng đạo hiếu của các con, cháu với ông bà tổ tiên. Dưới đây là cách sắp lễ và hành lễ cúng tiết Thanh minh chuẩn các gia đình cần lưu ý.

Tiết thanh minh là ngày gì?

Tiết Thanh minh vừa là dịp lễ, vừa là ngày mặt trời ở vị trí hoàng đạo, may mắn. Dịp Tết Thanh minh, người dân đi tảo mộ, tu chỉnh lại mộ phần tổ tiên với đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn. Lễ tảo mộ là dịp con cháu sum họp để thực hiện trách nhiệm, sự tận nghĩa, hiếu hạnh, thành kính với tổ tiên.

Cách sắp lễ và hành lễ cúng tiết Thanh minh chuẩn nhất

Các lễ trong dịp tiết thanh minh gồm lễ gia thần, gia tiên tại nhà và lễ âm phần long mạch tại nơi đặt phần mộ. 

Khi đi tảo mộ tiết Thanh minh, khi đến nghĩa trang hay khu vực có để mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung. Bắt đầu vào lễ, gia chủ thắp hương, đèn và khấn theo bài cúng lễ Thanh minh. Sau đó, trong lúc chờ hương tàn thì gia chủ đi đến phần mộ của gia tiên thắp hương và khấn gia tiên để xin phép tu sửa, dọn dẹp cho phần mộ.

Lễ vật đặt trên bàn có thể chung nhưng nếu có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương cả. Số hương thắp trong lễ cúng tiết Thanh minh là số lẻ (1 hoặc 3 nén) vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm, còn đèn và nến là 2 vì 2 ngọn đèn tượng trưng cho 2 vầng nhật nguyệt.

Tết Thanh Minh  là ngày lễ ăn sâu vào tiềm thức người Việt

Sau khi hoàn tất, gia chủ chờ cho hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà. Nếu gia chủ viết bài cúng ra giấy thì đọc xong đem hóa cùng tờ tiền giấy vàng. 

Việc cúng gia tiên trong tiết thanh minh cũng tuân theo thể thức cúng gia tiên thông thường theo nguyên tắc chung là: dâng hương lễ gia thần trước, gia tiên sau.

Số hương khi cúng cũng là số lẻ (1-3), sau khi hương cháy gần hết thì gia chủ lại thắp thêm một tuần hương nữa rồi xin phép tổ tiên hóa vàng. Tiền vàng khi đã cháy thành tro thì lấy một chén rượu cúng rẩy vào đám tro đó.

Trong khi hành lễ cúng gia thần, gia tiên đều có hai hình thức là vái và lễ. Vái thì các ngón tay đan vào nhau còn lễ thì hai bàn tay áp vào nhau và đều đặt ở ngang trước ngực. Vái hay lễ đều chỉ được thực hiện sau khi lễ vật đã đặt lên bàn thờ và đèn nhang đã thắp. Người làm lễ sau khi đã châm lửa, kính cẩn dùng hai tay dâng các nén hương ở vị trí ngang chán, vái ba vái rồi mới cắm hương vào bát hương. Sau đó người lễ khấn theo bài cúng gia tiên (xem thêm tại đây). Khấn xong vái ba vái rồi chờ hương cháy gần hết mới hóa vàng.

Cúng tiết Thanh minh cần lưu ý những điều sau

Theo ông Đặng Nam, Trung tâm UNESCO cổ học Phương Đông, cúng tiết Thanh minh cần lưu ý những điều nên và không nên sau:

Nên:

Cúng ngày tiết thanh minh bằng lễ chay Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong), không nên làm lễ mặn bởi quan niệm được ăn chay, niệm Phật mới dễ siêu thoát.

Khi tảo mộ, nếu là mộ xây thì xin phép được bao sái mộ chí, sơn vẽ, tu sửa phần bị hư hỏng. Với mộ đất thì xin phép rẫy cỏ, đắp đất tôn cao…với tâm nguyện để mộ phát gia tộc mới thịnh vượng. 

Khi đi lễ tảo mộ tiết Thanh minh, ngoài mộ phần thân quyến, nên thắp hương cả những ngôi mộ vô chủ, hoặc gần đó.

Không nên:

Tiết Thanh minh không nên mời thầy pháp, thầy chùa theo cúng lễ sinh tốn kém. Chỉ gia đình, họ tộc tự đi tảo mộ, tự khấn vái là được.

Xem thêm:

Mai Chi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan