Bị tiểu đường có ăn được khoai lang không?

Tiểu đường là một trong những căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó ăn uống cần phải cẩn thận, giữ gìn. Vậy bị tiểu đường có ăn được khoai lang không?

Bệnh tiểu đường là gì? 

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do bị rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, protein và mỡ khi hoocmon insulin trong tụy bị thiếu hoặc giảm tác động trogn cơ thể. Tiểu đường xảy ra khi nồng độ đường huyết cao. Triệu chứng thường gặp là tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm, khát nước nhiều. 

Đây là căn bệnh cần có sự kiêng khem về dinh dưỡng, chế độ tập luyện hợp lý, nếu không, nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và biến chứng sang các bệnh về tim, thận. 

Xem thêm

Tìm hiểu về khoai lang 

Khoai lang là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Khoai lang là một trong những thực phẩm quen thuộc, có tên khoa học là Ipomoea batatas, giàu chất xơ và chất dinh dưỡng, trong đó có chất chống oxy hóa beta-carotene.

Ngoài ra, nó còn có những chất dinh dưỡng khác giảm nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 ví dụ như chất xơ, viamin A, protein, canxi, chất sắt, phốt phô, magie, kẽm, vitamin C, folate, vitamin K.  

Khi ăn khoai lang, người bị tiểu đường nên kiểm tra về chỉ số glycemic index (GI) và glycemic load (GL). 

GI (chỉ số đường huyết) phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu tinh bột đường. Còn GL là chỉ số hấp thụ tinh bột khi vào cơ thể. 

Những loại khoai lang phổ biến nhất 

  • Khoai lang vàng

Khoai lang vàng luộc lên có chỉ số GI thấp

Đây là loại khoai thường gặp ở các chợ, siêu thị. Loại khoai lang này bên ngoài có màu nâu đỏ, bên trong có màu vàng.

Khi so sánh với khoai tây, khoai lang vàng có nhiều chất xơ hơn, chỉ số GI cũng thấp và là thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường. Một vài cuộc nghiên cứu còn cho biết khoai lang vàng luộc lên có chi số GI thấp hơn khi nướng. 

  • Khoai lang tím 

Khoai lang tím tốt cho người bị tiểu đường

Khoai lang tím có màu giống hoa oải hương ở bên trong và bên ngoài. Nó thậm chí còn có chỉ số GL thấp hơn khoai lang vàng và chất anthocyanins, một hợp chất tốt cho người bệnh tiểu đường vì nó cải thiện tình trạng kháng insulin hiệu quả.

Một cuộc đánh giá nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau cho thấy anthocyanins hoạt động trong cơ thể thông qua nhiều cơ chế khác nhau, trong đó có việc giảm tiêu thụ carbohydrate trong đường ruột. 

  • Khoai lang Nhật

Khoai lang Nhật bắt nguồn từ Nhật, bên ngoài có màu tím còn bên trong có màu vàng

Khoai lang Nhật có nguồn gốc từ Nhật Bản, bên ngoài có màu tím đẹp mắt. Thịt bên trong có màu vàng, khi ăn có vị bùi và không quá mềm. Loại khoai lang này có chứa caiapo có khả năng giảm nồng đọ đường huyết và cholesterol. 

Bị tiểu đường có ăn được khoai lang không?

Khoai lang chứa niều carbohydarte có thể làm tăng nồng độ đường huyết nhưng chất xơ có thể làm giảm quá trình này. Khai lang vàng có chỉ số GI cao hơn và có thể làm tăng nồng độ đường huyết so với các loại khoai lang khác. 

Bạn hoàn toàn có thể ăn khoai lang với mức vừa phải khi bị tiểu đường vì nó giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. 

Người bị tiểu đường nên ăn bao nhiêu khoai lang là đủ? 

Người bệnh tiểu đường nên ăn khoai lang vừa phải tốt cho sức khỏe

Người bị tiểu đường nên ăn khoai lang luộc hoặc hấp thay vì khoai lang nướng. Người bệnh cũng có thể sử dụng khoai lang để chế biến nhiều món ăn khác nhau như làm salad, làm món ăn vặt bổ dưỡng hàng ngày. 

Khoai lang tím và khoai lang Nhật tốt cho người tiểu đường hơn cả nhưng không nên ăn quá nhiều.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, người bị tiểu đường có thể ăn khoảng 1 nửa củ khoai lang là vừa vì nó tương đương với 15gram carbohydrate. Tuy nhiên, mỗi người có một nhu cầu khác nhau nên người bệnh tiểu đường có thể hỏi bác sĩ về lượng khoai lang cần thiết của cơ thể mình là bao nhiêu. 

(Theo Healthline)

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan