Đau dạ dày là tình trạng cực kỳ phổ biến chiếm khoảng 30% dân số nước ta. Bệnh từ miệng mà ra, nếu có dấu hiệu đau dạ dày, cần lưu ý kiểm soát chế độ ăn uống, nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi, tránh tái phát.
Dưới đây là những thực phẩm mà người bị đau dạ dày nên tránh trong quá trình điều trị và những thực phẩm bạn nên ăn.
Sữa tươi, phô mai, kem là những thực phẩm mà cơ thể khó tiêu hóa do chúng chứa nhiều chất béo. Nếu đang bị đau dạ dày thì không nên ăn các thực phẩm này.
Tuy nhiên, sữa chua ít chất béo lại có thể tốt cho dạ dày. Vì sữa chua giàu probiotic hay lợi khuẩn và nấm men tốt cho sức khỏe.
Ăn một ít sữa chua khi bị đau dạ dày còn có thể giảm tiêu chảy hiệu quả.
Thực phẩm chiên rán có nhiều dầu mỡ, chất béo khiến dạ dày khó tiêu hóa. Khi đang đau dạ dày, hãy tránh xa các loại thực phẩm này.
Trái câym rau xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng khi dạ dày không tốt mà ăn các thực phẩm này thì có thể gây tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân là do các thực phẩm này rất giàu chất xơ. Bạn nên tạm thời kiêng cho đến khi hết cơn đau dạ dày.
Caffeine và đồ uống có cồn đều làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, khiến bạn buồn nôn. Caffeine cũng làm tiêu chảy nặng hơn.
Do đó, người bị đau dạ dày nên tránh xa cà phê, trà, bia rượu,...
Thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, cà chua dễ gây đau bao tử và trào ngược dạ dày, đặc biệt với những người bị hội chứng ruột kích thích.
Chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh bằng việc gây chứng ợ nóng và buồn nôn. Chanh, nho, dứa, thực phẩm chế biến sẵn và đường là những ví dụ về thực phẩm có tính axit cao.
Nếu bạn không thể ăn thức ăn rắn thì đừng cố ép bản thân. Thay vào đó hãy ăn thực phẩm bán rắn, chẳng hạn như súp, cháo, nước dừa. Nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, nôn ói.
Cơm trắng mềm, dễ tiêu hóa, và tránh kích thích dạ dày tiết nhiều acid; có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày, có thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy. Tác dụng tương tự đối với xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, khoai...
Lưu ý: Các thực phẩm thô chưa tinh chế như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu... giàu chất xơ, vitamin (đặc biệt nhóm B), khoáng chất và các chất chống oxy hoá dù rất tốt cho sức khoẻ, nhưng khó tiêu hoá khi người bệnh đang có bệnh lý dạ dày.
Bánh mì trắng có tác dụng tương tự như cơm trắng, do có ít chất xơ nên có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm tiêu chảy,
Không nên ăn bánh mì đen, bánh mì nguyên cám nhiều chất xơ vì có thể gây tiêu chảy nặng hơn.
Chuối được xếp đầu bảng trong nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày bởi khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm.
Chuối là một trong số các trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng; hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh có tiêu chảy hoặc nôn ói; thành phần xơ hoà tan pectin có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.
(Theo Medanta)