3 loại thực phẩm và 4 công thức trị trào ngược axit

Trào ngược axit là tình trạng không hiếm gặp. Khoảng 20% dân số mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), một tình trạng trào ngược axit mãn tính được chẩn đoán bởi bác sĩ.

Thông thường, cơ thắt thực quản sẽ bảo vệ thực quản khỏi axit dạ dày.

Tuy nhiên, nếu cơ thắt bị giãn ra, thức ăn có thể đẩy lên và gây trào ngược axit.

trao nguoc axit da day thuc quan o nong (1)

Bác sĩ Ekta Gupta, bác sĩ tiêu hóa của Johns Hopkins Medicine, cho biết: "Chế độ ăn uống đóng vai trò chính trong việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược axit và là phương pháp điều trị đầu tiên được sử dụng cho những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản".

1. Những thực phẩm có thể gây ợ nóng

Gupta cho biết, thực phẩm thường là tác nhân gây ợ nóng khiến cơ thắt thực quản giãn ra, trì hoãn quá trình tiêu hóa và khiến thức ăn tồn tại trong dạ dày lâu hơn.

trao nguoc axit da day thuc quan o nong (2)

Chúng thường là thực phẩm chứa nhiều chất béo, muối hoặc gia vị như:

  • Đồ chiên
  • Thức ăn nhanh
  • Pizza
  • Khoai tây chiên và các loại snack chế biến sẵn
  • Bột ớt và tiêu
  • Các loại thịt nhiều dầu mỡ như thịt xông khói và xúc xích
  • Phô mai

Các loại thực phẩm khác có thể gây ra vấn đề tương tự bao gồm:

  • Nước sốt cà chua
  • Trái cây họ cam chanh
  • Chocolate
  • Bạc hà
  • Đồ uống có ga

Bác sĩ Gupta khuyên nên ăn uống điều độ, cố gắng tránh ăn các thực phẩm này vào buổi tối muộn gần giờ đi ngủ để chúng không đọng lại trong dạ dày và sau đó trào ngược lên thực quản khi bạn nằm xuống để đi ngủ.

Thay vì ăn nhiều trong một bữa, bạn cũng nên chia thành các bữa ăn nhỏ và tránh ăn khuya, ăn vặt buổi đêm.

2. Những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa trào ngược axit

Tin vui là có nhiều thực phẩm mà bạn có thể ăn để giúp ngăn ngừa chứng trào ngược axit.

2.1. Thực phẩm giàu chất xơ

Empty

Thực phẩm giàu chất xơ khiến bạn cảm thấy no, tránh được việc ăn quá nhiều - yếu tố góp phần gây ợ nóng.

Vì vậy, hãy bổ sung chất xơ lành mạnh từ những thực phẩm như:

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt
  • Các loại củ như khoai lang, cà rốt, củ dền
  • Các loại rau xanh như măng tây, bông cải xanh, đỗ quả

2.2. Thực phẩm có tính kiềm

Empty

Những thực phẩm có độ pH thấp có tính axit và dễ gây trào ngược hơn.

Ngươc lại, những chất có độ pH cao có tính kiềm và có thể giúp trung hòa lượng axit mạnh trong dạ dày.

Thực phẩm có tính kiềm bao gồm:

  • Chuối
  • Dưa 
  • Súp lơ trắng
  • Thì là
  • Các loại hạt

2.3. Thực phẩm nhiều nước

Empty

Ăn thực phẩm chứa nhiều nước có thể làm axit dạ dày bị loãng ra và suy yếu.

Hãy chọn những thực phẩm như:

  • Cần tây
  • Dưa chuột
  • Xà lách
  • Dưa hấu
  • Canh, súp từ nước hầm xương
  • Trà thảo dược

3. Công thức trị ợ nóng, trào ngược axit tại nhà

Người bị ợ nóng thường tìm đến các loại thuốc kháng axit không kê đơn để trung hòa axit dạ dày.

Tuy nhiên, một số loại thực phẩm cũng có thể giúp giảm triệu chứng ợ nóng.

3.1. Sữa

Empty

Theo BS Gupta, sữa được cho là có tác dụng làm giảm chứng ợ nóng.

Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng sữa có nhiều loại khác nhau - sữa nguyên chất có đầy đủ chất béo, sữa tách béo và sữa không béo (sữa gầy).

Chất béo trong sữa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit.

Tuy nhiên, sữa không béo có thể hoạt động như một chất đệm tạm thời giữa niêm mạc dạ dày và dịch axit trong dạ dày, giúp giảm ngay các triệu chứng ợ chua.

Sữa chua ít béo có tác dụng làm dịu tương tự, cùng với một lượng men vi sinh lành mạnh giúp tăng cường tiêu hóa.

3.2. Gừng

Empty

Gừng là một trong những chất hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất nhờ đặc tính chữa bệnh của nó.

Gừng có tính kiềm và chống viêm, giúp giảm kích ứng đường tiêu hóa.

Bạn có thể thử uống trà gừng khi bị ợ nóng.

3.3. Giấm táo

Empty

Mặc dù chưa có đủ nghiên cứu để chứng minh rằng uống giấm táo có tác dụng điều trị chứng trào ngược axit, nhưng nhiều người tin rằng giấm táo có tác dụng.

Tuy nhiên, bạn không nên uống giấm táo đậm đặc vì đây là một loại axit mạnh có thể gây kích ứng thực quản.

Thay vào đó, hãy pha một lượng nhỏ giấm táo với nước ấm và uống trong bữa ăn.

3.4. Nước chanh

Empty

Nước chanh có độ pH axit trước khi được cơ thể tiêu hoá. Tuy nhiên, sau quá trình trao đổi chất, nó tạo ra các chất phái sinh mang tính kiềm.

Pha một ít nước cốt chanh với nước ấm và mật ong có tác dụng kiềm hóa giúp trung hòa axit dạ dày.

Ngoài ra, mật ong còn có chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ sức khỏe của tế bào.

4. Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn bị ợ nóng hai lần trở lên một tuần và việc thay đổi chế độ ăn uống không giúp thuyên giảm, hãy đi khám bác sĩ.

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể thực hiện các xét nghiệm để đo nồng độ axit trong dạ dày của bạn và kiểm tra xem liệu tình trạng trào ngược axit thường xuyên có làm tổn thương thực quản của bạn hay không.

Trào ngược dạ dày thực quản thường được điều trị thông qua kết hợp giữa thay đổi lối sống và dùng thuốc.

Nhưng các triệu chứng trào ngược dai dẳng cần được bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa đánh giá kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân và thảo luận về các lựa chọn điều trị hiện có.

(Theo John Hopkins Medicine)

Hoàng nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính