Mỗi loại vitamin lại có một tác dụng nhất định đối với cơ thể. Vì thế, bạn cần biết các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin gì để bổ sung và đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.
Ngoài thực phẩm, chúng ta có rất nhiều cách khác để bổ sung vitamin cho cơ thể. Vậy nhưng rất nhiều người vẫn thiếu vitamin do không nhận biết được cơ thể đang thiếu vitamin gì.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, một chế độ ăn uống cân bằng sẽ cung cấp cho cơ thể tất cả vitamin cần thiết. Gia Đình Mới xin chia sẻ những dấu hiệu để bạn nhận biết và bổ sung vitamin đúng cách, không gây hại cho sức khỏe.
1. Rụng tóc
Rụng tóc là nỗi lo lắng thường gặp ở phụ nữ nhiều lứa tuổi khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của tuổi tác, lối sống hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.
Một trong những nguyên nhân khiến tóc bạn không ngừng rụng bớt là do thiếu hụt các vitamin, đặc biệt là vitamin B7 (biotin). Nếu thiếu hụt các vitamin sẽ khiến cho da bị khô, tóc trở nên xơ và dễ gãy.
Nếu muốn có một mái tóc chắc khỏe, không rụng tóc, bạn nên bổ sung các vitamin dưới đây:
2. Chuột rút
Nếu thường xuyên bị chuột rút chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu canxi, magiê, và kali. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn tập thể thao nhiều.
Muốn khắc phục tình trạng này, bạn nên ăn nhiều chuối, hạnh nhân, hạt dẻ, bí đỏ, táo, bưởi, bông cải xanh, rau cải, rau bina (rau chân vịt)...
3. Phát ban trên mặt
Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu vitamin B7 (biotin). Cơ thể chúng ta chứa rất nhiều vitamin tan trong chất béo (A, E, K, D), nhưng các vitamin nhóm B cần phải được bổ sung liên tục.
Ngoài việc bổ sung vitamin, bạn có thể tăng lượng vitamin B7 đơn giản bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Ăn nhiều nấm, khoai tây, phô mai, trứng, bông cải xanh và rau bina sẽ giúp bạn cải thiện các nốt đỏ trên mặt.
4. Tê chân tay
Hiện tượng này chứng tỏ bạn không cung cấp đủ cho cơ thể những thực phẩm giàu vitamin B6, B12, và B9 (folic acid). Những vitamin này ảnh hưởng đến các khối dinh dưỡng được sử dụng để sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh cần thiết để vận chuyển oxy đến tế bào.
Để bổ sung vitamin B6, B12 và B9, bạn cần ăn nhiều chuối, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, thịt bò nạc, pho mát, súp lơ, cà rốt, sữa, củ cải đường, các loại đậu, gan động vật...
5. Vết mẩn đỏ ở mu bàn tay và hông
Các vết mẩn đỏ nhìn như mụn trứng cá xuất hiện do thiếu vitamin A, D, và axit béo.
Bạn nên giảm lượng axit béo xấu nạp vào cơ thể, như các thực phẩm chế biến sẵn: bánh quy, khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán... các loại bánh ngọt, đồ ăn nhẹ.
Nên ăn nhiều rau có màu sẫm, cà rốt, bí, rau diếp, cá, nấm, sữa tươi nguyên kem, đậu phụ, pho mát... Để bổ sung axit béo tốt cho cơ thể, bạn có thể sử dụng hạt lanh, hạt gai dầu, quả óc chó, hạnh nhân, dầu ô-liu để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
6. Lòng trắng của mắt bị vàng
Khi lòng trắng mắt bạn chuyển sang màu vàng, chứng tỏ cơ thể đang thiếu vitamin B12. Ngoài ra, đó cũng là một biểu hiện bệnh lý mà bạn nên đến khám tại cơ sở y tế.
Vitamin B12 có nhiều trong thịt bò, gan gà, sữa, cá hồi, cá ngừ, ngao, trai, cá, tôm...
7. Các vấn đề răng miệng
Gặp các vấn đề về răng miệng chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu vitamin D. Nghiên cứu cho thấy những người thiếu vitamin D thường bị viêm nha chu.
Chế độ ăn giàu canxi, phốt pho và vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Bạn nên ăn các sản phẩm từ sữa, gạo nâu, cà chua, đậu, cá, cam quýt, nho...
8. Vết sứt ở góc miệng
Các vết sứt ở góc miệng báo hiệu cơ thể thiếu vitamin B3, B2 và B12.
Bạn nên ăn bổ sung gia cầm, cá hồi, trứng, các loại hạt, đậu để bổ sung các vitamin này. Nên kết hợp với các loại rau vì vitamin C giúp chống lại nhiễm trùng và cải thiện sự trao đổi chất của sắt.