Dưới đây là 7 nguyên tắc quan trọng bạn cần biết để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng, giữ hôn nhân hạnh phúc, vững bền.
Lời nói lặp đi lặp lại và vô nghĩa có thể khiến vợ chồng càng xa cách, khiến đối phương không còn muốn lắng nghe bạn.
Khi bạn lặp đi lặp lại lời đã nói, ngay cả khi vấn đề đó đã được hai vợ chồng thảo luận thì đối phương có thể sẽ khó chịu với bạn.
Thay vào đó, dù cho bạn muốn xác nhận lại vấn đề mình đã từng nói thì bạn cũng nên tránh dùng những từ ngữ như "như thể", "anh biết". Và đừng để cơn giận chi phối giọng điệu của bạn.
Những biểu đạt hàng ngày có thể khiến bạn có vẻ phán xét, ngay cả khi bạn không có ý đó.
Đó là lý do vì sao nhiều cuộc cãi vã nổ ra ngoài ý muốn của bạn và thậm chí có thể trở thành xung đột lớn.
Để tránh sử dụng các tính từ mang tính phán xét, tốt hơn là bạn nên sử dụng những câu thể hiện ý kiến riêng.
Bạn cần xác định cảm xúc của mình trước vì chúng có thể là lý do chính khiến phán đoán của bạn không chính xác.
Bạn nên kiểm soát cảm xúc của mình. Nếu bạn nhận thấy rằng cảm xúc của bạn có thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn, hãy tìm cách giải tỏa, ví dụ như:
Chúng ta thường có xu hướng vội vàng kết luận, kể cả trong hôn nhân hay các tương tác xã hội hàng ngày.
Điều này sẽ cản trở mối quan hệ của bạn và thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của bạn.
Vợ chồng có thể làm dịu các cuộc tranh cãi bằng những cách đơn giản sau:
Tính tự ái sẽ khiến bạn nói những câu "Em biết rõ nhất" và không để tâm lắng nghe quan điểm của người khác.
Điều này có thể dẫn đến xung đột, và thậm chí có thể phá hỏng mối quan hệ của bạn.
Vì vậy, thay vì tỏ ra mình là người hiểu rõ nhất, bạn nên:
- Chấp nhận rằng có thể có 2 hoặc nhiều câu trả lời đúng.
- Hoan nghênh phản hồi từ bất kỳ ai, không chỉ vợ/chồng bạn, để bạn có thể đánh giá hành vi của mình.
- Dừng lại, suy nghĩ và phả hồi phù hợp.
Khi vợ/chồng bạn chia sẻ ý kiến của họ hoặc muốn câu trả lời từ bạn, bạn nên trả lời bằng đại từ ngôi một.
Điều này cho phép bạn làm chủ cảm xúc, suy nghĩ của mình và giảm thiểu sự phòng thủ của đối phương.
Ví dụ, thay vì nói "Anh phớt lờ em khi đi về nhà", hãy nói: "Em cảm thấy bị phớt lờ khi anh đi về nhà".
Nếu bạn nói chuyện như kiểu đang "lên lớp", giảng đời đối phương, bạn có thể khiến đối phương không muốn nghe bạn nói.
Bạn cảm thấy bị phớt lờ, không được lắng nghe , và đối phương có vẻ đang cư xử như một đứa trẻ.
Nhưng làm "ông chủ", "giáo sư", "thầy cô" trong mối quan hệ của bạn sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn cả. Nó sẽ chỉ phản tác dụng và mang lại sự oán giận.
Vì vậy, thay vì nói chuyện như thể đang lên lớp vợ/chồng mình, bãn hãy giải thích rõ câu hỏi hoặc mối quan tâm của bạn.
Sau đó hãy để cho đối phương lên tiếng và đừng cho rằng bạn biết tất cả các câu trả lời. Hãy lắng nghe một cách cởi mở và đối phương cũng sẽ tiếp thu những gì bạn muốn nói.
(Theo Bright Side)