Những nghiên cứu, sự thật khoa học thú vị giúp bạn hiểu hơn vì sao chúng ta thích ai đó nhiều hơn người kia và từ đó biết cách giao tiếp với mọi người hiệu quả hơn.
Các nhà khoa học từ ĐH bang New York tại Binghamton đã tiến hành thí nghiệm trên 126 sinh viên, các sinh viên này phải đọc đoạn hội thoại chỉ gồm 2 dòng, dòng đầu tiên là câu hỏi và dòng thứ hai là câu trả lời khác nhau như "yes" (vâng), "yeah" (vâng), "sure" (chắc chắn rồi),...
Sự khác biệt là có những câu trả lời có dấu chấm ở cuối và có những câu thì không.
Sau đó các sinh viên phải đánh giá câu trả lời có vẻ chân thành bao nhiêu.
Kết quả, những câu trả lời không có dấu chấm cuối câu được đánh giá là chân thành hơn những câu có dấu chấm.
Khi nhắn tin, chúng ta không thể dùng ngôn ngữ phi lời nói như biểu cảm khuôn mặt, giọng điệu, âm lượng, ngôn ngữ hình thể.
Do đó chúng ta thay thế bằng những yếu tố khác như: Dùng chữ in hoa, dấu chấm than khi ta muốn hét to hay tức giận. Dấu chấm cuối câu thể hiện chúng ta đang nghiêm túc và cuộc trò chuyện kết thúc.
Do đó chúng ta sẽ có cảm giác người dùng dấu chấm cuối tin câu khi nhắn tin đang tức giận với mình.
Con người hành xử tốt hơn khi được đặt kỳ vọng
Theo hiệu ứng Pygmalion, cách chúng ta hành xử với mọi người ứng theo những gì chúng ta ngữ về họ. Nó cũng khiến người ta ứng xử theo cách họ được kỳ vọng.
Chuyên gia tâm lý học xã hội Amy Cuddy giải thích: "Nếu bạn nghĩ một người là kẻ không tử tế, bạn sẽ hành xử với họ theo cách gây kích thích những hành vi không tử tế. Đây chính là một trong những mối nguy hiểm của định kiến. Chúng ta kích phát hành vi theo định kiến đó và tự nhủ rằng định kiến của mình là chính xác."
Nếu nắm được quy tắc này bạn có thể lợi dụng nó để có lợi cho bản thân. Bạn có thể thay đổi cách đối xử với một người để khiến họ hành xử như bạn mong muốn.
Con người bị hấp dẫn bởi những người có đặc điểm mà họ thích ở mình và những đặc điểm họ thiếu
Nguyên tắc này gồm 2 phần cơ bản:
- Chúng ta thích những người có đặc điểm mà chúng ta thích ở bản thân.
- Chúng ta thích những người có đặc điểm tích cực hơn so với những điều chúng ta không thích ở bản thân.
Ví dụ đơn giản, một cô gái xinh xắn tự hào về ngoại hình của mình nhưng lại không thích tính tự ti của bản thân. Sau đó cô ấy gặp một anh chàng vừa đẹp trai vừa tự tin.
Sự tự tin của anh ta sẽ bù đắp tính tự ti của cô gái. Họ vừa có điểm tương đồng cũng vừa có điểm khác biệt, khiến họ trở thành cặp đôi hoàn hảo, hoàn thiện lẫn nhau.
Con người có xu hướng tin tưởng những người lạ gợi họ nhớ tới một người họ từng tin tưởng
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Mỹ đã tiến hành thí nghiệm trên 29 tình nguyện viên.
Họ được chọn lựa: Hoặc là giữ 100 USD, hoặc là đầu tư tất cả cùng 1 trong 3 người lạ mặt trong ảnh.
Qua các trò chơi khác nhau, các tình nguyện viên nhận thấy có 1 trong 3 người thường chia sẻ doanh thu các khoản đầu tư, người thứ hai chỉ thi thoảng, còn người thứ 3 thì rất hiếm khi.
Sau đó phần 2 của thí nghiệm bắt đầu. Các tình nguyện viên được yêu cầu chọn một đối tác cho trò chơi mới. Chỉ 4 người hoàn toàn mới, 54 bức ảnh còn lại là được thay đổi để trông có điểm giống với người chơi từ vòng trước.
Kết quả là những người trông giống đối tượng đáng tin từ vòng trước được các tình nguyện viên chọn nhiều nhất cho vòng sau, còn người trông giống người thứ 3 kia thì đa phần bị từ chối.
Bộ não con người có thể thấy được mức độ nổi tiếng của ai đó
Theo một nghiên cứu trên tạp chí PNAS, các chuyên gia đã yêu cầu tình nguyện viên ước tính mức độ nổi tiếng của người khác bằng các bức ảnh trên mạng xã hội của họ. Đồng thời các chuyên gia cũng quét não bộ của tình nguyện viên.
Kết quả cho thấy có những bộ phận nhất định trong não bộ hoạt động mạnh để cố gắng ước tính mức độ nổi tiếng của một người.
Do đó, con người một hệ thống thần kinh đặc biệt giúp xác định mức độ hấp dẫn của mọi người đối với người khác. Việc này đòi hỏi một ước lượng về cảm xúc và có hệ thống kiến thức xã hội.
Con người thích được người khác nhìn nhận mình theo cách mình muốn
Con người muốn được tiếp nhận theo cách họ tự nghĩ về mình. Chúng ta đều muốn chia sẻ quan điểm của mình.
Hiện tượng này được thử nghiệm ở nhiều trường đại học khác nhau: Các tình nguyện viên với những cách nhìn nhận cả tích cực lẫn tiêu cực về bản thân được hỏi muốn giao tiếp với ai nhất - người có đánh giá tích cực hay tiêu cực về họ.
Kết quả, những người tự nhìn nhận tích cực về bản thân thích người có đánh giá tích cực về họ và ngược lại.
Nguyên nhân được cho là bởi con người thích giao tiếp với những người có thể đưa ra đánh giá theo cách họ tự nhìn nhận bản thân.
Nó khiến ta cảm giác đối phương hiểu mình và thích việc giao lưu với họ.
Người có khuôn mặt cân đối càng có vẻ hấp dẫn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tính cân đối của một người đóng vai trò quan trọng trong sự hấp dẫn tổng thể.
Tất nhiên không ai có được sự cân đối 100%, nhưng khoa học chứng minh sự mất cân bằng oxi hóa (oxidative stress) càng thấp thì ngoại hình con người càng cân đối hơn.
(Theo Bright Side)