Bánh chưng là món ăn không thể thiết trong dịp Tết cổ truyền của người Việt. Tuy nhiên có 7 người không nên ăn kéo rước thêm bệnh vào thân.
Người bị bệnh thận
Bánh chưng rất giàu năng lượng, nhiều chất béo. Bởi thế, người bị bệnh thận không nên ăn loại bánh này để tránh bị rối loạn mỡ máu, gây tăng mỡ máu và các vấn đề về thận.
Chưa kể, bánh chưng cũng chứa nhiều muối, một loại gia vị được coi là ''kẻ thù'' của thận.
Người thừa cân, béo phì
Những người béo phì, thừa cân tốt nhất không nên ăn hoặc ăn rất ít loại thực phẩm này, vì bánh chưng rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột cùng đạm từ thịt lợn, đỗ xanh.
Đặc biệt nên tránh tuyệt đối bánh chưng rán vì chứa nhiều năng lượng, nhiều chất béo.
Nguy hiểm hơn, nếu ăn bánh chưng kèm dưa hành, thịt đông thì rất hại bởi dưa hành chứa hàm lượng muối cao, còn 2 loại thực phẩm kia thì nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.
Người cao huyết áp
Những người bị cao huyết áp cũng nên hạn chế ăn bánh chưng vì loại bánh này có hàm lượng dinh dưỡng khá cao vì có nhân bằng thịt mỡ, nhiều chất béo có thể gây tăng tiết axit dịch vị, không thích hợp với những người có bệnh.
Người bị tim mạch
Bệnh tim mạch kỵ nhất là chất béo quá cao, nhiều đạm và dầu mỡ. Bánh chưng lại chứa nguồn năng lượng dồi dào, cung cấp cả chất đạm động vật (thịt), thực vật (đậu xanh) và nhiều chất béo, đặc biệt là bánh chưng rán đều không tốt cho người bị bệnh tim.
Bệnh tiểu đường
Bạn có biết, chỉ cần 1/8 chiếc bánh chưng thông thường vào dịp Tết đã có giá trị dinh dưỡng của một bát cơm đầy có kèm thức ăn. Chính vì thế, nếu ăn nhiều bánh chưng, đường trong máu sẽ tăng rất cao, người bị tiểu đường không nên ăn.
Người bị đau dạ dày
Người bị bệnh dạ dày cũng nên ăn ít hoặc không nên ăn bánh chưng. Bởi lẽ bánh chưng có gạo nếp, đỗ xanh, 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu...
Người bị mụn nhọt
Bánh chưng hoàn toàn là đồ nếp, có thể gây nóng trong nếu ăn nhiều, người bị mụn nhọt cũng nên hạn chế.