Sự tin tưởng là yếu tố cốt lói của bất kỳ mối quan hệ lâu dài, hạnh phúc và lành mạnh nào. Nếu bạn cảm thấy người mình đang hẹn hò có vẻ không trung thực và cảm thấy không thể tin những lời anh ấy/cô ấy nói thì đây là điều đáng quan tâm.
Nếu bạn đang muốn biết người mình hẹn hò với một kẻ nói dối hay không, hãy xem xét mức độ cởi mở của người đó với bạn về các khía cạnh trong cuộc sống.
Anh ấy/cô ấy có giấu bạn về nơi họ đang ở và có thường xuyên liên lạc với bạn không?
Hay đối phương thường mập mờ, không rõ ràng về những gì họ đang làm hoặc thậm chí thỉnh thoảng còn mất tăm mất tích?
Khi bạn hẹn hò với 1 người dối trá, đối phương sẽ cố tình giấu giếm bạn, không để bạn biết họ đang làm gì khi bạn vắng mặt.
Bằng cách mập mờ, kín tiếng, đối phương sẽ kông cần phải thành thật giải trình với bạn khi cả hai không ở cùng nhau.
Ví dụ, anh ấy/cô ấy thường kể những câu chuyện có vẻ xa vời và viển vông đến mức không thể xảy ra.
Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy rằng đối phương luôn phải thể hiện hơn người khác bằng những câu chuyện hoang đường, khó tin thì có thể anh ấy/cô ấy đang nói dối.
Nếu bạn muốn biết mình có đang hẹn hò với một kẻ dối trá, hãy xem xét hành động thay vì lời nói.
Ví dụ đối phương có thể hứa với bạn nhiều điều như đưa bạn đi du lịch nước ngoài, trả bạn tiền thuê chung phòng.
Nhưng đa số trường hợp, những kẻ nói dối sẽ hứa với bạn cả thế giới mà không thực sự làm được điều gì cả.
Có thể bạn tin tưởng rằng đối phương đang thành thật nhưng dần dần bạn sẽ nhận ra những lời hứa đó chỉ là vô nghĩa.
Nếu bạn thấy anh ấy/cô ấy luôn mâu thuẫn với chính mình về những lời họ từng nói với bạn thì đó là dấu hiệu của người không thành thật.
Với nhiều người nói dối, họ sẽ khó nhớ hết mình đã nói dối điều gì, với ai, khi nào.
Bạn nhận thấy người yêu mình thường viện ra những lý do để minh oan cho bản thân khi bị đổ lỗi, nghi ngờ.
Nếu bạn nghi ngờ người bạn hẹn hò là kẻ nói dối, hãy kiểm tra lại những lý do mà họ nói với bạn vì chúng có thể không hoàn toàn trung thực.
Nhiều kẻ nói dối thường ngụy tạo những lý do xa vời, thậm chí cực đoan để che đậy dấu vết của họ.
Ví dụ, đối phương đến muộn bữa tối đã hẹn với bạn, họ có thể đổ lỗi xe hỏng, điện thoại mất pin hoặc mất chìa khóa nhà thay vì đơn giản là thừa nhận và xin lỗi vì họ đã không đến đúng giờ.
Những kẻ nói dối thường tránh thừa nhận bất kỳ lỗi nào bằng mọi giá và thường đưa ra những lý do khác nhau để giải thích tại sao họ không bao giờ là người sai.
Điều quan trọng nhất là bạn phải tin vào trực giác, bản năng của mình.
Nếu bạn cảm thấy người bạn đang hẹn hò có điều gì đó không ổn và bạn nghi ngờ rằng người đó đang nói dối, hãy tin vào trực giác của mình.
Trong nhiều trường hợp, trực giác sẽ giúp bạn biết được rằng đối phương đang có điều che giấu, lừa dối bạn.
(Theo Liveabout)