Sự kết thúc của một mối quan hệ có thể khó nhận ra nếu bạn không phải là người muốn chấm dứt. Tuy nhiên có một số dấu hiệu sẽ cho thấy đối phương đã không còn tình cảm với bạn nữa.
Nếu bạn bắt đầu đột nhiên cảm thấy mình trở thành người đeo bám trong mối quan hệ của mình, đó là vì bạn đang cảm thấy xa cách với người ấy.
Đối phương né tránh bạn, cả về mặt thân thể lẫn tinh thần.
Điều này có nghĩa là những ưu tiên của người ấy đã thay đổi.
Khi đối phương bắt đầu ít quan tâm đến bạn hơn hoặc dành ít thời gian hơn cho bạn, điều đó thường có nghĩa là anh ấy/cô ấy đang cố ý tạo khoảng cách với bạn.
Những điều ngọt ngào chỉ có trong quá khứ. Giờ đây, chúng ngày càng ít xuất hiện trong mối quan hệ của bạn.
Nếu bạn bỗng thấy đối phương không còn bao giờ nói "Anh yêu em/Em yêu anh" với bạn thì có thể đây là dấu hiệu cho thấy anh ấy/cô ấy không còn yeu bạn hoặc đang tự mãn và không coi trọng mối quan hệ này.
Cả hai điều này đều có thể khiến mối quan hệ của bạn đi đến hồi kết nếu không được giải quyết.
Giai đoạn trăng mật ban đầu qua đi, mối quan hệ của hai bạn chỉ còn là sự ràng buộc nhàm chán thì chuyện thân mật giữa cả hai sẽ trở nên khó khăn.
Tuy nhiên đây là một yếu tố quan trọng cho mối quan hệ hài hòa.
Thiếu vắng sự thân mật giữa hai người sẽ gây ra vấn đề lớn trong mối quan hệ và là điều bạn cần bận tâm.
Giao tiếp là điều quan trọng trong mọi mối quan hệ. Nếu đối phương không còn trao đổi nhu cầu về tình cảm và thể xác với bạn, điều đó có nghĩa là người ấy không còn quan tâm đến mối quan hệ nữa.
Hãy luôn giao tiếp cởi mở với nửa kia của bạn. Nếu sự giao tiếp này đóng lại thì mối quan hệ của bạn cũng sẽ sớm kết thúc.
Nửa kia của bạn không bao giờ nên khiến bạn cảm thấy mình chỉ là một trong những phương án lựa chọn của anh ta/cô ta.
Khi bạn ở trong một mối quan hệ cam kết lâu dài, bạn sẽ luôn ưu tiên đối phương trên tất cả.
Nhưng nếu đối phương khiến bạn cảm thấy mình chỉ là một trong nhiều phương án lựa chọn tương đương thì mối quan hệ của bạn sắp đổ vỡ vì anh ta/cô ta đã hết yêu bạn.
(Theo Times of India)