Bưởi là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa thích tuy nhiên nếu ăn không đúng thời điểm sẽ gây hại cho sức khỏe.
Theo Đông y, bưởi là loại quả có tình hàn. Ăn bưởi khi đau bụng, tiêu chảy, đường tiêu hóa kém làm bệnh càng thêm trầm trọng hơn.
Những người bị nhiệt hay dùng bưởi để hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu dùng bưởi quá mức có thể gây ra tác dụng phụ là đau bụng.
Bưởi giống với các loại quả họ cam, chanh khác đều chứa hàm lượng axit khá lớn. Ăn bưởi khi đói sẽ làm tăng axit trong dạ dày từ đó gây hại cho sức khỏe.
Đặc biệt những người muốn giảm cân thường có quan niệm ăn bưởi khi đói sẽ làm tăng tác dụng. Tuy nhiên, đây chính là một sai lầm dẫn tới gây hại dạ dày nghiêm trọng, lâu dài có thể dẫn tới đau dạ dày, viêm loét dạ dày...
Do vậy, bạn nên tránh ăn bưởi lúc đói bụng, có thể ăn bưởi sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. Như vậy dinh dưỡng từ quả bưởi sẽ phát huy tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa, giúp hạn chế tăng cholesterol trong máu.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, sau khi hút thuốc, uống rượu bia khoảng 48 giờ đồng hồ, bạn mới nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi. Nguyên nhân do chất pyranocoumarin trong bưởi làm tăng cường chuyển hoá men ruột (cytochromes P450).
Điều này làm tăng độc tính của nicotin trong thuốc lá và ethanol trong rượu. Các chất này được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn bình thường và gây hại cho sức khỏe.
Những người đang sử đụng thuốc điều trị bệnh, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ không nên ăn bưởi hay uống nước ép bưởi.
Đặc biệt, những người đang uống thuốc giảm cân, ăn nhiều bưởi hoặc uống nước ép bưởi có thể gây ra tình trạng đau cơ, gây hại cho thận...
Uống thuốc dị ứng và bưởi cùng lúc gây ra tình trạng đau đầu, loạn nhịp tim, thậm chí những người sức khỏe yếu sẽ gây nguy hiểm tính mạng.