4 cách đơn giản giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Ngoài việc lựa chọn và chế biến thực phẩm đúng cách, bạn có thể tuân theo 4 quy tắc dưới đây để đảm bảo thực phẩm không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

1. Giặt sạch túi đựng thực phẩm khi tái sử dụng

Khi đựng thực phẩm, hãy lưu ý túi đựng thực phẩm luôn sạch sẽ.

Tái sử dụng túi đựng thực phẩm có ý nghĩa giảm thiểu rác thải ra môi trường, nhưng đôi khi chúng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia (Mỹ), việc tái sử dụng các túi đồ sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn sinh sống nhờ nước dịch của thịt sống hòa lẫn với thực phẩm khác như bánh mì, trái cây… ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo túi đồ có thể tái sử dụng nhưng phải được giặt sạch bằng xà phòng và được phơi khô trước khi sử dụng lại.

2. Không cất thực phẩm trong cốp xe

Một trong những nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn cho thực phẩm là giữ thực phẩm ở nhiệt độ đúng với quy định.

Việc để thực phẩm trong cốp xe một khoảng thời gian cho dù là rất ngắn, thì cũng không nên, vì nhiệt độ cao cộng không gian kín để khiến vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi, cũng như vô tình phát tán vi khuẩn vào trong cốp - nơi bạn cất giữ những vật dụng cá nhân khác.

3. Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp

Nhiệt độ của ngăn đông nên được để ở mức dưới 0 độ C. Trung bình khoảng -18 độ C vì ở mức nhiệt độ này vi khuẩn sẽ không thể phát triển được, bạn có thể bảo quản được thực phẩm trong thời gian dài.

Với ngăn làm mát, nhiệt độ thích hợp là 0 độ C.

Mỗi loại thực phẩm cần được bảo quản theo đúng quy định phù hợp, chẳng hạn thịt gà chỉ được sử dụng từ 1 đến 2 ngày, thịt đỏ từ 3 đến 5 ngày, trứng từ 3 đến 5 tuần…

Đối với thức ăn dùng không hết, bạn nên để vào hộp nhôm có nắp đậy và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, như vậy sẽ giúp cho thức ăn được làm mát lâu hơn, ngăn chặn việc thức ăn bị ôi thiu, ảnh hưởng sức khỏe của gia đình.

Với thực phẩm tươi sống, nhiệt độ lý tưởng là 0-4 độ C, vừa đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, vừa giúp thực phẩm không bị đông đá do nhiệt độ quá thấp.

4. Luôn rửa sạch cốc sau khi dùng

Một số người cho rằng cốc nước không cần phải rửa mỗi ngày.

Tuy nhiên, bất cứ vật gì đã được sử dụng để ăn, uống đều nên được rửa sạch bằng nước nóng và xà phòng để loại bỏ vi khuẩn.

Lam/giadinhmoi.vn

Tin liên quan