Những thành phố bị ngập lụt, những cánh rừng bị thiêu rụi, các sông băng tan chảy là những điều cho thấy biến đổi khí hậu không phải một trò đùa mà là điều thực tế đang diễn ra từng ngày, từng giờ.
Sông băng Pedersen, Alaska đã tan dần trong suốt thế kỷ 20, gần như không còn dấu vết của sông băng.
Năm 2019, thác nước Victoria ở nam châu Phi khô cạn, lượng nước sụt giảm đến mức chưa từng thấy do ảnh hưởng của hạn hạn.
Tổng thống Zambia Edgar Lungu nhấn mạnh "đây là hình ảnh khắc nghiệt nhắc nhở chúng ta về những gì biến đổi khí hậu gây ra đối với môi trường".
Những cánh rừng và động vật hoang dã biến mất do nạn cháy rừng.
Các thành phố trên khắp thế giới ngập lụt thường xuyên hơn.
Sông băng Okjokull ở Iceland trở thành sông băng đầu tiên biến mất do biến đổi khí hậu của nước này.
Biến đổi khí hậu làm độ bao phủ của rạn san hô Great Barrier - hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới tại Australia - giảm mạnh.
Từ năm 1990, khoảng 40-50% san hô cứng, còn sống đã hoàn toàn biến mất khỏi 4 đảo lớn.
Sông băng Muir tại Alaska năm 1941 và hoàn toàn biến mất năm 2004.
Trong 6 năm, hồ Aculeo đã biến mất như chưa từng tồn tại do hạn hán.
Đập nước Theewaterskloof ở Nam Phi từng bị hạn hán nghiêm trọng năm 2017.
Lũ lụt tại sông Hằng của Ấn Độ khiến bao người mất nhà cửa.
Hồ Urmia ở Iran đổi màu và thiếu nước nghiêm trọng.
Hình ảnh thảm họa cháy rừng nhiệt đới Amazon 2019.
Lũ lụt sông Mississippi, Mỹ khiến cả thành phố ngập trong nước.
Sông băng Grinnell khó có thể được gọi là sông băng nữa.
(Theo Bright Side)