Không phải cứ tránh xa đồ nhựa là bảo vệ môi trường

Khi bắt đầu lối sống xanh, có 4 sai lầm mà nhiều người dễ mắc phải khiến việc sống xanh của chúng ta không hiệu quả mà còn làm tăng ô nhiễm môi trường.

Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến khi bắt đầu sống xanh mà bạn cần hiểu để hình thành lối sống bớt rác đúng đắn.

Sai lầm 1: Mua quá nhiều dụng cụ thân thiện với môi trường

Không phải cứ tránh xa đồ nhựa là bảo vệ môi trường 0

Khi mới bắt đầu sống thân thiện với môi trường, không ít người mắc sai lầm đó là thấy bất cứ thứ gì được gán mác "eco" đều mua về sử dụng cả, và họ cho rằng đó chính là sống xanh.

Thực tế là:

Không có một vật nào thực sự thân thiện với môi trường mà chỉ có vật này thân thiện hơn vật khác thôi.

Bởi khi sản xuất ra nó cũng đã thải ra lượng khí thải đáng kể, tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu, thậm chí còn nhiều hơn đồ dùng nhựa.

Chúng ta nên:

- Mua ít lại, chỉ mua khi thực sự cần thiết, mua khi không có đồ vật có công dụng tương tự hoặc đồ đó đã bị hỏng.

Ví dụ như túi tote bạn chỉ cần sở hữu 2 cái là đủ. Một túi cho việc đi học, đi làm, đi chơi và một túi cho việc đi chợ.

- Sống xanh không phải chỉ giảm thiểu nhựa mà giảm thiểu lãng phí, giảm thiểu tất cả các vật dụng thải ra môi trường.

Sai lầm 2: Sử dụng bừa bãi các loại túi thân thiện với môi trường

Không phải cứ tránh xa đồ nhựa là bảo vệ môi trường 1

Hiện nay nhiều người thường sử dụng túi giấy, túi PP, túi vải thay cho túi nilon khi mua sắm. Liệu điều đó có thực sự tốt cho môi trường?

Thực tế là:

- Chúng ta phải sử dụng các loại túi "thân thiện với môi trường" trên một số lần nhất định thì mới thực sự có tác dụng.

- Theo nghiên cứu của cơ quan môi trường ở Anh thì túi giấy phải sử dụng ít nhất 3 lần trở lên thì nó mới thân thiện với môi trường.

Tuy chúng dễ dàng phân hủy nhưng việc sản xuất lại cần nhiều gỗ, nước, nhiên liệu và vận hành máy móc hạng nặng, nên xu hướng tăng sử dụng túi giấy thậm chí có thể tăng hiệu ứng nhà kính.

Chúng ta nên:

- Tái sử dụng chúng một cách triệt để nhất. Việc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như bạn sử dụng chúng bừa bãi như cách bạn sử dụng túi nhựa 1 lần.

Sai lầm 3: Vứt toàn bộ đồ nhựa có thể sử dụng nhiều lần

Không phải cứ tránh xa đồ nhựa là bảo vệ môi trường 2

Đây là vấn đề mà chúng ta thường mắc phải khi bắt đầu sống xanh. Đó là thẳng tay vứt bỏ tất cả những đồ dùng nhựa trong nhà đi thay thế bằng những vật dụng thân thiện với môi trường mà bạn vừa mới mua được.

Liệu làm như vậy có thực sự tốt?

Thực tế là:

- Các đồ dùng nhựa như thùng rác, bàn chải, hộp nhựa, bình nhựa,... dù sao chúng ta cũng đã mua rồi thì hoàn toàn có thể sử dụng tiếp và tái sử dụng, tại sao lại phải vứt đi?

- Bản thân đồ nhựa phân hủy rất lâu và có hại cho môi trường nên khi các bạn vứt đi để thay thế cho một đồ dùng "eco" khác thì cũng chẳng giúp ích cho môi trường chút nào cả.

- Nếu đồ nhựa vẫn còn dùng tốt thì không nên vứt nó đi, cố gắng tái sử dụng chúng càng nhiều lần càng tốt. Vì nếu chúng ta biết tái sử dụng đồ nhựa nhiều lần thì việc đó nó còn tốt hơn việc mua các đồ vật thân thiện mà sử dụng phung phí.

Chúng ta nên:

- Nếu đồ dùng nhựa vẫn còn dụng tốt thì cố gắng tái sử dụng càng nhiều lần càng tốt.

Sai lầm 4: Bỏ qua các tác nhân khác

Không phải cứ tránh xa đồ nhựa là bảo vệ môi trường 3

Chúng ta thường nghĩ rằng sống xanh chỉ là việc giảm thiểu đồ dùng nhựa 1 lần, giảm thiểu rác thải, chuyển qua sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường. Liệu như vậy đã đủ chưa?

Thực tế là: 

- Ngoài các loại rác thì còn nhiều thứ mà chúng ta thải ra gây hại cho môi trường mà chúng ta không thấy được.

Ví dụ như khi đi xe sẽ thải ra khí thải, sử dụng điện nước quá mức gây ra hiệu ứng nhà kính, lãng phí thực phẩm cũng ảnh hưởng đến môi trường bởi nó đồng nghĩa với việc lãng phí những chi phí trong quá trình sản xuất, nhiên liệu trong quá trình vận chuyển chúng.

Chúng ta nên:

- Tiết kiệm điện, nước, chỉ sử dụng xe khi cần thiết, không lãng phí đồ ăn,..

Không phải cứ tránh xa đồ nhựa là bảo vệ môi trường 4

Tạm kết

Việc sử dụng các đồ dùng thân thiện với môi trường thay thế cho việc mua và dùng các đồ dùng nhựa, túi nilon là thực sự cần thiết và cấp bách.

Nhưng mọi thứ chúng ta sử dụng đều là thành phẩm của một quá trình sản xuất dài, đều tiêu tốn nhiên liệu, sức người vì thế sẽ tốt hơn nếu chúng ta giảm thiểu tối đa lượng rác thải phung phí ra môi trường, tái chế, sử dụng tối đa tất cả các loại vật dụng.

Chỉ khi thế chúng ta mới thực sự góp phần bảo vệ môi trường.

"Buy less, choose well, make it last" (Hãy mua ít, chọn lọc kĩ và dùng đến cùng) - Vivienne Westwood.

Theo Green With Me

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính