Có nhiều từ tiếng Anh đơn giản và được người Việt dùng trong đời sống hàng ngày nhưng vẫn thường xuyên bị nhầm lẫn.
Từ super /ˈsuːpə(r)/ có nghĩa là siêu, tuyệt vời thường bị nhầm với supper /ˈsʌpə(r)/ là bữa đêm.
Ví dụ:
Từ dessert /dɪˈzɜːt/ nghĩa là món tráng miệng, món ngọt cuối bữa hay bị nhầm với desert /ˈdezət/ có nghĩa là sa mạc.
Ví dụ:
Copy /ˈkɒpi/ là từ rất quen thuộc với người Việt, có nghĩa là bản sao, sao chép. Nhưng nhiều người vẫn viết nhầm thành coppy.
Ví dụ:
Từ welcome /ˈwelkəm/ nghĩa là chào mừng, chào đón, gốc của nó là từ tiếng Anh cổ wilcumian, chỉ có một chữ l. Tuy nhiên nhiều người Việt viết nhầm từ này thành wellcome.
Ví dụ:
Shipper /ˈʃɪpə(r)/ là một khái niệm ngày càng quen thuộc với người Việt, chỉ người hay công ty cung cấp dịch vụ giao hàng. Shiper là cách viết sai chính tả.
Ví dụ:
Conversation /ˌkɒnvəˈseɪʃn/ có nghĩa là cuộc hội thoại, nói chuyện, thường bị nhầm lẫn với conservation /ˌkɒnsəˈveɪʃn/ nghĩa là sự bảo tồn.
Ví dụ:
Until /ənˈtɪl/ nghĩa là trước khi, đến khi thường bị viết sai thành untill.
Ví dụ:
Grab /ɡræb/ là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ vận chuyển và đi lại phổ biến ở Việt Nam. Trong tiếng Anh grab có nghĩa là chộp lấy, vồ lấy.
Nhiều người Việt viết nhầm từ này thành grap, một từ không có trong từ điển tiếng Anh.
Manly /ˈmænli/ là tính từ có nghĩa là nam tính, mạnh mẽ, là một từ rất phổ biến trong văn nói của người Việt nhưng hay bị viết nhầm thành menly, hoàn toàn không có trong từ điển.
Lỗi sai này có lẽ là vì chữ cái a trong từ manly được đọc là âm [æ], hơi giống [e] trong tiếng Việt.
Ví dụ:
A lot cũng là một từ mà nhiều người thường hay bị nhầm thành alot viết liền.
Ví dụ: