Bà đẻ tắc sữa, ít sữa có thể do nhiều nguyên nhân, chế độ ăn cũng góp phần gây ít sữa. Thực phẩm hại sữa là vấn đề mà các bà mẹ đặc biệt cần quan tâm.
Top 10 thực phẩm hại sữa mẹ cần tránh xa
1. Rau mùi tây: Tốt cho người thường nhưng bà đẻ nên hạn chế
Rau mùi tây có thể giảm lượng sữa của bạn khi được tiêu thụ số lượng lớn. Nếu bạn hay dùng thuốc nam, hãy kiểm tra kỹ để bảo đảm không tiêu thụ một lượng đáng kể rau mùi tây.
Tuy nhiên, nếu chỉ trang trí bữa ăn bằng vài cọng mùi tây, hoặc thỉnh thoảng làm một tô rau trộn thì không sao cả.
2. Lá lốt - thực phẩm gây hại sữa hàng đầu
Bạn có biết rằng lá lốt chính là một trong những thực phẩm gây mất sữa hàng đầu mà các mẹ bầu cần phải tránh xa, vì chỉ cần một hai miếng nhỏ cũng đủ để khiến các mẹ ngay lập tức không còn giọt sữa nào cho con.
Một số bà mẹ có thói quen nêm nếm đủ loại gia vị màu sắc vào trong bữa ăn của mình, do đó những nguyên liệu như ớt, hạt tiêu dường như không thể thiếu.
Tuy nhiên, chế độ ăn của bà đẻ chứa nhiều những thực phẩm cay sẽ không có lợi cho sữa mẹ.
Ngoài ra, một số mẹ cho con bú mà ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt.
Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê (soda hoặc trà) thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ.
Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ.
Bên cạnh đó, cà phê, trà khiến cơ thể mẹ giảm khả năng hấp thụ nước, do đó giảm khả năng tiết sữa.
Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này.
Nếu trường hợp mẹ không thể ”cai” được, thì hãy nhớ chỉ uống ngay sau khi bé bú xong, để lần bú tiếp theo caffeine sẽ chỉ còn trong máu mẹ.
Hãy thận trọng nếu socola là niềm đam mê ngọt ngào mà các mẹ lựa chọn. Cũng giống như cà phê và soda, socola cũng có chứa caffein.
Mặc dù không quá nhiều: 1 miếng socola đen thường chứa từ 5-35mg caffein. Tuy lượng caffein trong socola không nhiều như cà phê, nhưng các mẹ vẫn nên chú ý và hạn chế.
Rượu là một trong các thức uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra.
Theo các chuyên gia, việc mẹ nhâm nhi một chút rượu vang vào bữa tối thì không cần phải lo lắng bởi một ly nhỏ rượu không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, nếu mẹ có thói quen uống rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh như vodka, mẹ sẽ khiến con buồn ngủ, suy nhược, tăng cân bất thường.
Chính vì vậy, các mẹ nên loại bỏ ngay ý nghĩ dùng rượu như một thức uống giải stress, hãy nghĩ đến lợi ích của con rồi đưa ra một quyết định đúng đắn.
Dù là món ăn ưa thích và quen thuộc của rất nhiều người nhưng mẹ có biết rằng măng rất độc hại không? Chỉ cần 1kg măng củ là chứa đủ lượng độc tố HCN có thể gây tử vong tức thì cho 2 đứa trẻ nhỏ.
Vì vậy, trong thời gian cho con bú, mẹ tuyệt đối không được ăn măng để đảm bảo an toàn cho bé.
Không có gì bất ngờ khi mỳ tôm nằm trong danh sách này. Vì thành phần lúa mạch nếu có trong mỳ tôm có thể khiến mẹ mất sữa.
Dị ứng ngô rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Một số thành phần trong ngô có thể xâm nhập vào sữa mẹ và khiến bé bị đau bụng, nổi mẩn hoặc khóc không ngừng.
Do đó, mẹ đang cho con bú nên hạn chế ăn ngô.
Nghiên cứu tháng 11/2010 của tạp chí Dinh dưỡng chuyên khoa Châu Âu cho thấy, trong thời gian cho co bú, nếu mẹ tiêu thụ hơn 4,5 gram chất béo chuyển hóa, loại thường thấy trong thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh…, bé con có nguy cơ béo phì tăng gấp 2 lần so với những đứa trẻ khác.
Làm gì để bà đẻ tăng tiết sữa, sữa về dồi dào?
Dưới đây là lời khuyên của BS. Nguyễn Thị Vân, chuyên khoa Nội (bộ Y tế) dành cho mẹ bị mất sữa trên báo Sức khỏe & Đời sống:
- Cần cho bé bú nhiều lần trong ngày, đây là yếu tố tăng tạo sữa quan trọng nhất là cho bé ngậm vú càng nhiều càng tốt. Nếu trẻ bú ít thì mẹ nên vắt sữa nhiều lần trong ngày để kích sữa và duy trì tiết sữa.
- Mẹ nên nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần trong khi cho con bú. Đảm bảo bé được bú mẹ ở tư thế đúng và bú thường xuyên, cả ngày lẫn đêm. Nên cho bé bú lâu ở mỗi vú, hết sữa ở vú này mới chuyển sang vú kia.
- Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối: Kết hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa trong thực đơn của mình.
Khẩu phần ăn cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày và đảm bảo đủ 4 nhóm chất:
+ Nhóm chất bột (cơm, khoai lang, bánh mì, bún, phở…)
+ Nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng sữa, tôm, cua, đậu, đỗ)
+ Nhóm chất béo (bơ, lạc, tảo…), đặc biệt là chất béo không no (GLA) rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực của bé
+ Nhóm vitamin và khoáng chất (rau xanh, quả chín)
Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên ăn thêm 2-3 bữa phụ, không nên kiêng cữ quá đáng. Có thể áp dụng theo dân gian hay dùng đu đủ hầm với chân giò heo, cháo sữa để tăng tạo sữa.
Đây là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho tạo sữa và tạo niềm tin mẹ đủ sữa cho con bú.
- Mẹ nên uống nhiều nước để đủ cho việc tạo sữa và nhu cầu cơ thể, nếu khát thì phải uống ngay. Có thể uống thêm nước rau quả tươi như cam, chanh để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp nguồn vitamin C.