Cứ tưởng mùa đông lạnh mới là mùa của các bệnh đường hô hấp, nhưng trong mùa hè nóng bức nhiều mẹ vẫn than phiền con hay bị viêm họng và bệnh dễ tái đi tái lại. Nguyên nhân trẻ dễ bị viêm họng trong mùa hè là do đâu?
Giải thích về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, khi thời tiết nắng nóng, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước.
Cơ thể mất nước, cảm thấy khát thì cách giải toả cái nóng, cơn khát của mọi người thường là uống nước lạnh.
Và trẻ nhỏ cũng vậy, chúng cũng rất thích uống đồ mát lạnh, thậm chí là nước đá trong những ngày nắng nóng. Nhưng khi uống nước lạnh trẻ rất dễ bị viêm họng và dẫn đến sốt vì niêm mạc ở cổ họng trẻ rất nhạy cảm, dễ bị kích thích.
Niêm mạc bị lạnh đột ngột, gây phù nề, xung huyết, cộng với việc khu vực hầu, họng thường xuyên có vi khuẩn hoặc virus khu trú nên dễ dẫn đến viêm.
Bên cạnh việc ăn uống đồ lạnh, trẻ nhỏ còn dễ bị viêm họng trong mùa hè là do tắm nước lạnh, tắm xong không lau khô người mà mặc áo quần ngay, tắm xong ngồi ngay trước quạt, máy lạnh, nằm ngủ trong phòng điều hòa lạnh, đang ở ngoài trời nóng vào ngồi ngay trước máy lạnh…
Bệnh viêm họng cấp thường xảy ra khi gặp lạnh đột ngột và có sự tham gia tích cực của các loại virus, vi khuẩn trú ngụ ở vùng hầu họng.
Với các triệu chứng đầu tiên là sốt cao kèm theo rét run, đau rát họng, nuốt đau, ăn uống đồ ăn cũng bị đau… Ngoài các triệu chứng trên, người bị viêm họng còn có thể bị ho, lúc đầu là ho khan, sau đó là ho có đờm, đau đầu, nhức mỏi các cơ…
Ngoài ra, ở trẻ nhỏ, nếu bị viêm họng đỏ trên một cơ thể có viêm VA mạn tính mà do trực khuẩn mủ xanh gây nên thì có thể thấy nước mũi có màu xanh.
Khi khám thực thể thấy họng đỏ, 2 amiđan sưng to, có nhiều hốc trong đó có mủ hoặc không. Niêm mạc họng, trụ trước, trụ sau đều đỏ và có nhiều tia máu.
Nếu là đợt cấp của viêm họng mạn tính thì hơi thở thường hôi, nhất là trong trường hợp có kèm theo viêm mũi, xoang mạn tính. Sờ nắn kiểm tra hạch góc hàm 2 bên có thể thấy hạch sưng to và đau.
Vì vậy, khi thấy con có biểu hiện đau họng, sốt, ho… cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên tự mua thuốc điều trị cho con và cũng không nên để bệnh kéo dài vì dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Để phòng ngừa viêm họng cho trẻ, các chuyên gia nhi khoa cũng khuyến cáo cha mẹ: