Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, cha mẹ nên đợi trẻ tròn 6 tháng tuổi trước khi bấm lỗ tai. Dù lời khuyên này thường gây tranh cãi nhưng không thể phủ nhận rằng việc bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh có khá nhiều bất lợi.
Dưới đây là một số lý do vì sao cha mẹ không nên bấm lỗ tai cho con quá sớm.
Bất kể ở độ tuổi nào, việc bấm lỗ tai đều có thể gây đau đớn. Không chỉ vậy, khi bạn bấm lỗ tai cho trẻ, tai có thể bị đỏ và rất nhạy cảm. Bạn sẽ cần đảm bảo không chạm vào khuyên mới xỏ.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ không biết kiểm soát và có thể chạm, giật hoa tai gây đau, thậm chí hoa tai có thể trở thành dị vật khiến trẻ dễ bị hóc.
Việc cha mẹ quyết định bấm lỗ tai cho con hoàn toàn thuộc vào chính họ, tuy nhiên có khả năng đứa trẻ lớn lên sẽ không thích điều này.
Vì bấm hoa tai ở mọi lứa tuổi đều gây đau đớn như nhau, do đó tốt hơn nên để con bạn tự quyết định khi con lớn hơn và có thể tự chăm sóc lỗ khuyên tai sau khi xỏ.
Dù không phải trường hợp nào cũng vậy nhưng những lỗ khuyên tai gần như sẽ tồn tại vĩnh viễn cùng với con bạn.
Việc bấm lỗ tai vĩnh viễn có thể trở thành vấn đề nếu con lớn lên và không muốn đeo khuyên tai.
Ngay cả khi việc bấm lỗ tai được thực hiện cẩn thận với mọi biện pháp phòng ngừa thì trẻ vẫn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng lỗ khuyên tai nếu không được chăm sóc và chú ý đúng cách.
Lỗ khuyên tai của trẻ có thể bị đau, chảy mủ, sưng tấy nếu không được vệ sinh đúng cách theo chỉ dẫn của chuyên gia và thậm chí gây sẹo lồi.
Ngoài ra bạn không nên tháo khuyên trong ít nhất 6 tuần sau khi bấm lỗ tai.
(Theo Bright Side)