Thở bằng miệng là gì? Thở bằng miệng ảnh hưởng thế nào tới khỏe?

Nhiều người thắc mắc thở bằng miệng có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, thở bằng miệng có thể gây hại cho sức khỏe và cũng là dấu hiệu cảnh báo về một bệnh nào đó.

Thở bằng miệng có nguy hiểm không?
Xem thêm

1. Thở bằng miệng có thể gây hại cho sức khỏe 

Các nhà khoa học cho rằng thở bằng miệng có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

Nha sĩ Yosh Jefferson ở New Jersey tiết lộ: "Việc thở bằng miệng có thể gây kích ứng amiđan và họng, khiến tình trạng nghẹt mũi ngày càng tồi tệ."

Việc thở bằng mũi giúp mang oxy qua mũi, nó sẽ đi qua lớp màng nhầy, vào các lỗ xoang để sản sinh ra khí ni tơ, loại khí mà cơ thể cần cung cấp cho các cơ tim và các mạch máu. Vì thế, khi không thể thở được bằng mũi, máu của bạn không nhận đủ oxy cần để làm nhiệm vụ của mình. 

Thở bằng miệng có thể dẫn đến khô miệng và khó rửa sạch các vi khuẩn trong miệng, dẫn đến hơi thở hôi, bệnh nha chu, nhiễm trùng tai và cổ họng. 

Thở bằng miệng cũng có thể dẫn đến thiếu oxy trong máu, dẫn đến nguy cơ huyết áp cao, suy tim. Bên cạnh đó, thở bằng miệng cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi và đặc biệt không tốt cho người bị hen suyễn. 

Đối với trẻ em, thở bằng miệng có thể dẫn đến những vấn đề về nhận thức, dẫn đến nguy cơ hẹp miệng, mặt, gây tật răng so le.

2. Thở bằng miệng có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Thở bằng miệng có thể là do nghẹt mũi

Thở bằng miệng có thể là tật, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nào đó như:

  • Do nghẹt mũi vì bệnh dị ứng, cảm lạnh hoặc do viêm xoang. 
  • Viêm V.A
  • Do polyp mũi
  • Do cấu tạo của mũi, cằm
  • Do khối u (hiếm khi xảy ra)
  • Căng thẳng, lo lắng
  • Viêm mũi dị ứng
  • Do viêm xoang
  • Hen suyễn

3. Tác dụng khi thở bằng mũi 

Thở bằng mũi giúp bạn ngủ ngon hơn, cung cấp đủ oxy cho cơ thể

Thở bằng mũi có thể giúp sản xinh khí ni-tơ cần thiết cho phổi hấp thu oxy. Loại khí này giúp vận chuyển oxy vào trong cơ thể và nó có thể làm các cơ thư giãn, khiến các mạch máu giãn nở. 

Khí nitơ cũng có đặc tính chống nấm, kháng virus, chống vi khuẩn, và kháng ký sinh trùng. Và nó giúp hệ thống miễn dịch chống lại các nhiễm trùng. 

  • Mũi làm nhiệm vụ lọc và loại bỏ những phân tử nhỏ trong không khí, bao gồm cả phấn hoa. 
  • Mũi làm còn giúp tăng độ ẩm và phòng ngừa khô phổi. 
  • Mũi giúp làm ấm khi thời tiết lạnh trước khi đưa vào phổi. 
  • Thở bằng mũi cũng có thể giúp cung cấp đủ oxy. 

4. Làm sao để tránh thở bằng miệng

Việc thở bằng miệng có thể là do cấu tạo của mặt hoặc mũi, hoặc do một số bệnh gây ra, khó có thể phòng tránh được. 

Nếu bạn cảm thấy khó thở bằng mũi, rất có thể đó là do một số bệnh tiềm ẩn trên đây.

Tuy nhiên, thở bằng miệng có thể là do thói quen và cần tập thở hằng ngày. Các chuyên gia cho rằng, yoga là một môn thể thao tuyệt vời giúp bạn điều hòa nhịp thở hiệu quả. 

(Theo NBC News/Healthline)

Xem thêm clip: 13 thói quen tưởng vô hại nhưng không tốt cho sức khoẻ

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan