Tết Đoan Ngọ 2021 là ngày nào, thứ mấy là thông tin nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ 5/5.
Tết Đoan Ngọ, còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết giết sâu bọ là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,...
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5/5 Âm lịch hàng năm. Năm 2021, Tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào ngày 14/6 Dương lịch, tức thứ Hai.
Sau Tết nguyên đán, Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ đặc biệt quan trọng đối với người Việt.
Tết Đoan Ngọ được diễn ra vào giai đoạn giao mùa. Vào thời điểm này, sâu bọ gây bệnh, phá hoại mùa màng sinh sôi, nên người ta thường có các biện pháp để diệt trừ sâu bọ.
Nhờ đó, mang lại sự tươi tốt cho vụ mùa tiếp theo. Vì vậy, Tết Đoan Ngọ còn có tên là Tết diệt sâu bọ hay Tết sâu bọ.
Theo phong tục dân gian, vào Tết Đoan Ngọ, mọi người sẽ tụ họp, trở về nhà cùng nhau cúng bái, quây quần ăn uống, giết sâu bọ để cầu mong cho vụ mùa mới tươi tốt và xua đuổi đi bệnh tật.
- Không vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”. Vì vậy, trong ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.
- Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống.
- Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà khí về.
- Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.
- Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.
Lưu ý: Những điều kiêng kỵ này chỉ là truyền miệng dân gian. Thông tin chỉ mang tính tham khảo.