Quả dứa và những công dụng bất ngờ với sức khỏe không phải ai cũng biết

Dứa là một loại quả quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Dứa không chỉ là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mà nó còn giúp điều trị một số chứng bệnh thường gặp. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về quả dứa.

Giới thiệu chung về quả dứa

Quả dứa hay còn được gọi là quả thơm. Loại quả này có tên khoa học là Ananas sativus Schult.f. thuộc họ Dứa và là cây thảo lớn, sống dai. 

Dứa là một trong những loại quả phổ biến trong đời sống hàng ngày

Loại quả nhiệt đới có mùi thơm mạnh, ngọt và chua, màu sắc đẹp, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch giúp tiêu hóa, nhuận tràng, tiêu tích trệ.

Phần nõn dứa thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Người ta dùng dịch ép lá, dịch ép quả chưa chín để nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa lợi tiểu tốt cho sức khỏe.  

Thành phần hóa học có trong quả dứa

Phần ăn được của quá dứa chiếm khoảng 18 - 60%;  cứ 100g này lại có chứa 85g nước; 0,4g protein; 14g đường; 0,1g chất bes0 và 0,5g chât xơ.

Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy trong dịch dứa chứa tới 0.9% là các acid hữu cơ; 10 - 17% đường; tinh dầu; acid amin, các vitamin nhóm B, PP, C và bromelin. 

Công dụng của dứa với sức khỏe

Quả dứa chín rất tốt cho sức khỏe của con người. Ăn dứa chín giúp sinh trưởng, dưỡng sức thiếu khoảng chất, an thần và điều trị các chứng tiêu hóa (khó tiêu, rối loạn tiêu hóa), giảm béo phì, chống xơ cứng động mạch, chống viêm chữa viêm khớp, thống phong, sỏi tiết liệu...

Ngoài ra, các bromelin có trong lõi dứa còn có khả năng làm mạnh dạ dày - ruột, an thần, tiêu viêm, giảm phù nề, chống tụ huyết cũng như huyết khối trong tim.

Không chỉ là một loại hoa quả thông thường, dứa còn là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể

Ngoài quả dứa, người ta cũng sử dụng nõn của cây dứa để chữa sốt nóng, lá non để chữa giun, vàng da. Phần rễ và quả dứa xanh có thể dùng để chữa sỏi tiết niệu, lợi tiểu.

Với người kém ăn nên dùng dứa ướp thịt trước khi nấu hoặc ăn dứa sau bữa ăn cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Các bài thuốc dân gian từ quả dứa

- Quả dứa giúp điều trị chứng tiểu tiện không thông, sỏi tiết niệu

+ Lấy quả dứa đem gọt bỏ vỏ rồi thái miếng vừa ăn, thêm một chút phèn chua rồi ninh trong khoảng 3 giờ. Sau khi dứa chín hay ăn dứa và uống nước dứa vừa ninh trong ngày. Liên tiếp sử dụng trong khoảng 7 ngày bạn sẽ thấy bệnh được cải thiện rõ rệt.

+ Ngoài ra, người mắc các chứng tiểu tiện không thông, sỏi tiết niệu cũng có thể đem rễ dứa sắc uống hàng ngày cũng có hiệu quả rõ rệt.

- Dứa giúp nhuận tràng

Lấy lá dứa hoặc quả dứa xanh đem giã nát, ép lấy dịch uống để giúp nhuận tràng. Lưu ý, phụ nữ có thai không nên uống bởi nó có thể gây ra những rủi ro không mong muốn.

Tham khảo thêm Bà bầu ăn dứa được không, có gây nóng hay sẩy thai không? 

Các món ăn ngon từ dứa

Không chỉ có khả năng điều trị một số căn bệnh thường gặp, làm hoa quả tráng miệng, làm nước ép dứa, loại quả này còn được xem là nguyên liệu được dùng nhiều trong nhà bếp.

Dưới đây Gia đình mới xin cập nhật một số món ăn từ dứa vừa thơm ngon lại bổ dưỡng.

- Tôm xào dứa chua ngọt

Thơm ngon với tôm xào dứa đưa cơm ngày hè

+ Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Tôm

Ớt bột, muối, hạt tiêu

Hành khô

Dứa gọt vỏ, thái miếng

Ớt thái lát

Quả cam nhỏ để vắt lấy nước

Đường

+ Cách nấu tôm xào dứa chua ngọt

Tôm sống đem bóc vỏ, rút gân rồi rửa sạch và ướp cùng bột ớt, hanh khô, tiêu, ớt tươi, một chút nước cam trong thời gian 20 - 30 phút.

Tiếp đến, bắc chảo lên bếp đun dầu ăn nóng rồi cho hỗn hợp tôm vào xào. Đảo đều tay đến khi tôm chuyển màu thì cho dứa thái miếng vào đảo đều.

Nêm nếm sao cho vừa ăn, khi thấy dứa và tôm chín cho hành lá vào, tắt bếp và xúc tôm ra đĩa thưởng thức.

- Cách nấu canh ngao dứa

Mùa hè oi nóng, nấu một bát canh ngao dứa chua ngọt sẽ giúp đưa cơm ngày hè.

+ Nguyên liệu cần có: 

Ngao

Dứa

Cà chua

Sấu

Hành, nước mắm, mì chính, bột canh, rau răm

+ Cách làm canh ngao nấu dứa

Dứa gọt vỏ thái miếng vừa ăn, cà chua thái hình múi cau, rau răm, hành rửa sạch thái nhỏ.

Ngao rửa sạch cho vào nồi luộc rồi lấy phần thịt ngao. Nước luộc chắt ra một bát sạch để tránh bị cặn.

Hành khô phi thơm rồi cho cà chua đã thái miếng vào đảo cùng, khi thấy cà chua chín cho thêm thịt ngao và nêm nếm gia vị.

Đổ phần nước luộc ngao vừa chắt vào nồi và đun sôi cùng quả sấu. Khi thấy sấu nhừ thì cho dứa cùng phần thịt ngao cà chua vừa xào vào. Đun thêm khoảng 4 - 5 phút thì rắc hành, răm vào. 

(Theo Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I - NXB Khoa học và Kỹ thuật)

Phương Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan