Việt Nam có rất nhiều dược liệu quý có thể dùng trong Y học để cứu người, nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít các loài cây chứa chất kịch độc, dễ gây tử vong mà lại rất khó phát hiện.
Loài cây này thường mọc hoang ở ven bờ, khe suối ở các vùng miền núi phía Bắc Việt Nam như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn... Cây cơm cháy có hoa nhỏ màu trắng, đậu quả hình tròn, chín chuyển màu đen.
Tất cả các bộ phận của cây cơm cháy đều có thể gây độc cho con người và động vật, nhất là rễ, lá, thân và các cành – tuy nhiên cả quả và hoa cũng chứa độc tố. Ăn quả cơm cháy chưa chín hay chưa được nấu có thể gây buồn nôn và nôn mửa. Tiếp xúc lâu với cây cơm cháy gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng và thậm chí động kinh.
Trong hạt thầu dầu chứa một chất độc tên ricin - một hợp chất được nghiên cứu sử dụng làm chất độc hoặc thuốc nổ.
Theo Valette và Salvanet (1936), với liều 0,002mg, đối với 1kg thể trọng đã làm chết một con thỏ, tiêm 0,03mg cho 1kg thế trọng chó là đủ giết chết một con chó.
Đối với hạt thầu dầu, nếu trẻ em mà ăn từ 3 - 4 hạt có thể dẫn đến tử vong, với người lớn là từ 14 - 15 hạt. Ăn một hạt có thể gây ra tình trạng đau bụng, nôn nhiều, tiêu chảy phân lỏng, mất nước, tụt huyết áp...
Toàn thân cây sui có nhiều nhựa màu trắng rất độc chứa các glucosid -antiarin, -antiarin, -antiarin, antioresin, toxicarin và chất béo.
Khi nhựa cây này ngấm vào máu và cơ thể động vật máu nóng, sẽ khiến người bệnh bị mất máu, không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu bị nhựa cây sui bắn vào mắt, sẽ gây viêm sưng, có thể dẫn đến mù lòa. Còn khi nhựa cây này tiếp xúc với vết thương hở, nạn nhân ngay lập tức bị ngộ độc với các các triệu chứng như các cơ giãn ra, cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim, người nhão, mềm, mắt nhắm nghiền và mặt xanh tái.
4. Cây Củ chi
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chỉ còn duy nhất một cây hiện đang trồng ở vùng đất anh hùng Củ Chi.
Do độc cây quá mạnh, người dân đành phải phá bỏ hết để bớt gây nguy hiểm cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Độc của cây củ chi được xếp vào loại độc dược hạng A, không thuốc nào giải được. Từ thân, lá, rễ cho đến quả, hạt đều có độc, bên trong chứa hàm lượng chất Strychnin rất cao.
Lỡ may ăn phải một chút thôi cũng bị cứng lưỡi, đơ người, sau đó tử vong ngay tức thì.
5. Lá ngón
Đây có lẽ là loài cây độc nổi tiếng nhất Việt Nam. Độc lá ngón ngấm vào cơ thể cực nhanh, chỉ mất 5 - 30 phút theo đường tiêu hóa. Thời gian gây chết người của nó là trong vòng 1 - 7 giờ đồng hồ.
Những triệu chứng sau khi trúng độc là khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn dẫn đến chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
Tất cả các phần của cây lá ngón đều có độc, thậm chí chỉ vô tình chạm vào nhựa cây cũng có nguy cơ chết người.
Chỉ cần ăn 3 lá là có thể lấy mạng một người, độc tố nằm nhiều nhất ở phần lá non trên đầu ngọn. Hoa của nó rất đẹp và khiến người khác muốn hái về ngắm, mà không biết tử thần đang đứng ngay bên cạnh.
Lá ngón xuất hiện với cái tên Đoạn Trường Thảo trong bộ phim nổi tiếng Thần Điêu Đại hiệp của nhà văn Kim Dung, với công dụng có thể khắc chế được độc Hoa Tình.
Sau này, Đoạn Trường Thảo cũng được nhắc đến trong nhiều phim cổ trang khác của Trung Quốc.