Khi thấy người thân bị đột quỵ não, rất nhiều người mắc phải sai lầm trong sơ cứu ban đầu dẫn đến người bệnh mất đi thời gian vàng điều trị. Vậy điều gì nên làm và không nên làm khi người thân bị đột quỵ não?
Theo thông tin từ Trung tâm Đột quỵ, BV Bạch Mai, hiện vẫn có rất nhiều người bị đột quỵ não được đưa đến viện quá muộn, qua thời gian vàng của não.
Gần đây nhất là trường hợp người bệnh 60 tuổi, quê Thái Bình, tiền sử khỏe mạnh được đưa đến Trung tâm Đột quỵ Bạch Mai vì tê yếu nửa người trái.
Kíp trực tức tốc ra đón bệnh nhân với hi vọng có thể điều trị tái tưới máu để “cứu não”.
Tuy nhiên, khi tiếp cận hỏi thời gian khởi phát, bác sĩ nhận được câu trả lời: “Tôi bị từ trưa hôm qua bác sĩ ạ!” Vậy bây giờ là giờ thứ 26 rồi. Bao nhiêu niềm hứng khởi của bác sĩ trực như bị một gáo nước lạnh giữa đêm đông gió rét đổ từ đầu trở xuống.
Bác sĩ thắc mắc: “Tại sao bây giờ bác mới đến viện ạ?” Bệnh nhân rất vô tư trả lời: “Bác sĩ không biết là khi bị đột quỵ thì phải nằm bất động à? Để não được nghỉ ngơi. Nhưng tôi càng nằm nghỉ ngơi thì tay chân bên yếu mãi vẫn không cải thiện, nên tôi bảo con đưa đi viện”.
Hay như trường hợp một nữ bệnh nhân hơn 60 tuổi, cuộc sống hàng ngày hoàn toàn khỏe mạnh. Một sáng nọ như bao ngày bình thường, bà ngủ dậy sớm vệ sinh cá nhân rồi chuẩn bị ra công viên tập thể dục.
Khi chuẩn bị ra khỏi cửa, bà đột nhiên thấy hơi yếu nhẹ và tê bì nửa người phải, kèm méo miệng nhẹ. Bà nghĩ chắc do trúng gió nhẹ thôi, nên tự đi vào giường nghỉ.
Con gái của bà rất nhanh nhẹn gọi bác sĩ châm cứu đến tập và điều trị cho bà. Nhưng sau 1 ngày tình trạng vẫn không cải thiện chút nào.
Lúc này, cả gia đình họp bàn rồi quyết định đưa bà đến Trung tâm Đột quỵ, BV Bạch Mai sau 1 ngày tự điều trị ở nhà… Và hệ quả là bệnh nhân cũng qua giờ vàng để cứu não.
Nhiều người cứ nghĩ bị đột quỵ não cần nằm yên một chỗ để não phục hồi. Điều này là không đúng.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, “Đột quỵ não - Thời gian là não”, nghĩa là chúng ta phải chạy đua với thời gian để tới viện sớm nhất có thể khi có triệu chứng nghi ngờ.
Những triệu chứng nghi ngờ bị đột quỵ đó là méo miệng một bên, nói ngọng, thất ngôn, yếu liệt hoặc tê bì tay chân một bên, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt...
Chúng ta không được phép để mất một giây phút nào để nằm bất động đợi chờ tự hồi phục hay tự điều trị theo “phương pháp dân gian truyền miệng”.
Cơ hội để dùng thuốc tiêu sợi huyết chỉ có 4-5 giờ từ khi khởi phát. Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ có 6 giờ đầu, ngoài ra một số trường hợp đặc biệt có thể tới 24 giờ. Nếu càng đến sớm bao nhiêu thì tỉ lệ điều trị thành công càng cao bấy nhiêu. Vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ não, cần đưa người bệnh vào viện ngay để điều trị càng sớm càng hiệu quả.
PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, BV Bạch Mai cho biết: Đột quỵ não có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Vì vậy, PGS. Tôn khuyến cáo, điều tối quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng. Sau đây là những việc cần thực hiện ngay:
Bên cạnh những việc cần làm, PGS. Mai Duy Tôn cũng khuyến cáo những điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ não gồm: