Mâm cúng ngày vía Thần tài 2022 gồm những gì, chuẩn bị như thế nào để cả năm dồi dào tài lộc? Hướng dẫn cách sắm lễ cúng ngày vía Thần tài đầy đủ, chi tiết nhất.
Theo quan niệm của người xưa, Thần tài chính là vị thần cai quản Tài - Phúc - Phú - Quý của 1 gia đình, vì thế vào dịp đầu năm các gia chủ thường sắm lễ, dọn dẹp nhà cửa thật tươm tất để ngênh đón Thần tài.
Ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm là ngày vía Thần tài. Năm nay, ngày vía Thần tài rơi vào thứ 5, ngày 10/2/2021 Dương lịch.
Mâm cúng ngày vía Thần tài thường có:
- Hoa tươi, quả tươi. Nên chọn quả có tên, màu may mắn như quýt, thanh long đỏ, dưa hấu đỏ,...
- Khay vàng giấy, 2 cây nên nhỏ, 1 khay nước gồm 3 chén nước và 2 chén rượu.
- Một miếng thịt heo quay hoặc cá lóc nướng.
- Bộ tam sên: thịt ba chỉ luộc, trứng luộc, tôm (hoặc cua) luộc. Theo các chuyên gia văn hóa, bộ tam sên (hay còn gọi là bộ tam sanh) là một loại lễ vật gồm 3 loài vật tượng trưng cho Thổ - Thủy - Thiên.
- Vàng miếng.
Lưu ý: Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh, đồ lễ cúng vía Thần tài nên đơn giản, vừa phải, không xa xỉ lãng phí thì mới được Thần tài chú ý. Làm lễ cúng Thần tài quá to, lãng phí là không cần thiết.
Vì vậy gia chủ không nhất thiết phải cúng bằng vàng, cá lóc, heo quay mới may mắn. Có thể chỉ cần một đĩa trái cây là được, quan trọng là tấm lòng, niềm tin.
Cúng ngày vía Thần tài ở đâu, giờ nào tốt nhất?
Với người kinh doanh, lễ cúng Thần tài nên thực hiện tại nơi gia chủ buôn bán, kinh doanh, không nên làm ở đình, chùa.
Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hoặc đình chùa đều được.
Lễ cúng nên đặt ở trong nhà, không nên đặt ngoài cửa, ngoài sân hay sân thượng để tránh "vãng vong".
Giờ cúng có thể chọn tùy vào điều kiện từng gia đình. Nếu có thể, nên thắp hương cúng ngày vía Thần tài lúc sáng.
Theo lịch vạn niên mùng 10 tháng Giêng, giờ hoàng đạo trong ngày là các giờ: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19). Gia chủ có thể tham khảo chọn giờ đẹp để cúng vía Thần tài.